Cách hạn chế ngứa bụng trong thai kỳ

Ngứa bụng khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, gây ra nhiều sự phiền toái cho mẹ bầu. Thông thường, ngứa bụng sẽ xuất hiện ở giai đoạn giữa thai kỳ, tuy nhiên, nó cũng có thể xảy ra ở giai đoạn đầu hoặc cuối tùy vào cơ địa của mỗi người, những mẹ mang đa thai cũng có nguy cơ bị ngứa khi mang thai nhiều hơn vì da bụng căng nhiều.

1. Tìm hiểu về hiện tượng ngứa khi mang thai

Thời gian mang thai mang đến cho người phụ nữ muôn vàn cảm xúc và những biến đổi về cơ thể cũng như trạng thái tâm lý. Ngoài những thứ có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường như cân nặng tăng, da trở nên thâm sạm thì bên trong cơ thể, hệ miễn dịch hay nội tiết tố cũng có những sự thay đổi lớn cùng với sự phát triển của thai nhi. Có thể chính vì vậy mà trong suốt quá trình mang thai, bà bầu bị ngứa bàn tay bàn chân, làn da thường bị giãn và khô, kèm theo một số vấn đề như nổi mẩn ngứa, mề đay, khó chịu...

Ngứa là một thuật ngữ thường dùng trong y học, để diễn tả cảm giác khó chịu bên ngoài da hay những triệu chứng của một tổn thương nào đó trên da khiến người bệnh phải gãi liên tục. Đối với phụ nữ mang thai, ngoài hiện tượng rạn da, tăng cân thì còn thường xuyên bị ngứa khi mang thai, lòng bàn tay, bàn chân luôn bị đỏ ửng và ngứa ngáy, một số trường hợp đặc biệt còn bị phát ban toàn thân, xuất hiện những mảng ngứa ở ngực, mông và đùi.

Kinh nguyệt ra ít sau khi sinh con
Sau khi sinh em bé, hiện tượng bị ngứa khi mang thai sẽ tự khỏi

Ngứa bụng trong thai kỳ là một hiện tượng khá phổ biến, có khoảng 40% phụ nữ sẽ gặp phải hiện tượng này trong thai kỳ của mình. Cũng không ngoại trừ khả năng ngứa là biểu hiện của một bệnh lý da liễu hoặc sự ứ mật trong gan (hay còn gọi là ứ mật thai kỳ), làm cho mật không lưu thông một cách bình thường trong các ống nhỏ của gan được và muối mật khi tích tụ lại trong da sẽ gây ra cảm giác ngứa toàn thân kèm các dấu hiệu khác như khiến mẹ bầu có cảm giác chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi.

Mặc dù không gây phát ban nhưng tình trạng ngứa thai sản này sẽ khiến cho da ửng đỏ, đau rát và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Sau khi sinh em bé, hiện tượng bị ngứa khi mang thai sẽ tự khỏi.

2. Nguyên nhân gây ngứa bụng khi mang thai

Ngứa bụng trong thai kỳ có thể gặp phải ở bất cứ mẹ bầu nào bởi các nguyên nhân sau:

  • Do tử cung có sự tăng trưởng nhanh chóng: Đây được coi là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngứa thai sản, thai nhi càng lớn thì tử cung càng cần phải tăng trưởng để có chỗ cho em ở, điều này khiến cho da bị giãn và khô, gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Do sự gia tăng hoocmon estrogen khi mang thai: Sau khi sinh em bé, hiện tượng này sẽ tự biến mất.
  • Mẹ bầu có tiền sử da khô hoặc mắc chứng chàm bội nhiễm.
  • Bị dị ứng thức ăn.
  • Mắc chứng ứ mật trong gan

Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm gia tăng tình trạng ngứa bụng trong thai kỳ bao gồm: Mẹ bầu làm việc đổ mồ hôi nhiều, mắc phải bệnh trĩ hoặc bị rạn da quá mức...

3. Hạn chế ngứa bụng trong thai kỳ bằng cách nào?

Bị ngứa khi mang thai sẽ khiến mẹ bầu luôn trong trạng thái khó chịu, tuy nhiên thay vì để tình trạng này xảy ra rồi mới tìm cách điều trị thì mẹ bầu có thể hạn chế tình trạng này bằng cách:

  • Không cào, gãi khi bị ngứa vì sẽ khiến cho lớp da bị ngứa kích thích gây ngứa ngáy hơn.
  • Hàng ngày dùng khăn ấm chườm lên da bụng hay vùng da bị ngứa để giúp giảm bớt cơn ngứa.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không nên tắm nước nóng quá lâu dưới vòi hoa sen.
  • Chọn sữa tắm loại có độ pH vừa phải, không kích ứng (phù hợp với cả làn da mẫn cảm).
  • Luôn giữ ẩm cho cơ thể và có thể sử dụng sản phẩm chống rạn da khi mang thai chiết xuất từ tinh dầu hoặc các thành phần tự nhiên...
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao với các động tác nhẹ nhàng để máu lưu thông và mặc các trang phục thông thoáng bằng sợi tự nhiên.
  • Tránh ra ngoài lúc trời nắng hay ở những nơi nóng bức để mồ hôi tiết ra nhiều.
  • Tránh tiếp xúc với các vật dụng cũ bị bụi bẩn chứa mạt bụi hoặc động vật và các tác nhân gây dị ứng.
  • Uống nhiều nước trong ngày và ăn các loại thức ăn giàu vitamin A, vitamin D và hạn chế sử dụng các thức ăn cay, nóng dễ gây dị ứng.
Ớt
Hạn chế sử dụng các thức ăn cay, nóng dễ gây dị ứng

4. Ngứa thai sản nên đi khám khi nào?

Đa số các mẹ bầu đều bị ngứa khi mang thai, đây là một hiện tượng sinh lý bình thường mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng có nguy cơ gặp phải và không gây ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển của thai nhi, tình trạng ngứa sẽ tự khỏi sau khi sinh em bé. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe thì mẹ bầu cần phải đến bệnh viện kiểm tra ngay khi bị ngứa kèm theo các dấu hiệu sau:

  • Bị ngứa toàn thân kèm vàng da
  • Sốt kèm phát ban (triệu chứng của bệnh thủy đậu, herpes...)
  • Triệu chứng ngứa đi kèm các tổn thương ngoài da như vảy nến, chàm...
  • Ngứa thai sản kèm theo dấu hiệu nóng rát âm đạo.

Ngoài việc áp dụng các biện pháp giúp hạn chế ngứa bụng trong thai kỳ thì mẹ bầu đã bị ngứa hãy chủ động tìm hiểu các biện pháp điều trị để giảm bớt sự khó chịu, hãy tham khảo lời khuyên của bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp điều trị nào.

Để bảo vệ mẹ và bé trong suốt thai kỳ, Vinmec cung cấp dịch vụ Thai sản trọn gói giúp theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé toàn diện, khám thai định kỳ với các bác sĩ Sản khoa hàng đầu, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, tầm soát quan trọng cho sản phụ, tư vấn và can thiệp kịp thời khi phát hiện những bất thường trong sức khỏe của mẹ và bé.

Mọi thông tin chi tiết về các gói thai sản trọn gói, Khách hàng vui lòng liên hệ đến các bệnh viện, phòng khám thuộc hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

132.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan