Các nguyên nhân gây chuyển phôi thất bại nhiều lần

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi BCSK I Hồ Trung Hiếu, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chuyển phôi thất bại khi làm thụ tinh trong ống nghiệm như: Người phụ nữ bị dính buồng tử cung, chất lượng phôi không cao, niêm mạc tử cung mỏng, nhân xơ dưới niêm mạc... hoặc rối loạn miễn dịch ở mẹ sau chuyển phôi.

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được áp dụng cho các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn, tỉ lệ thành công của kỹ thuật còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên không không loại trừ khả năng thất bại và phải thực hiện lại. Có nhiều trường hợp thực hiện 1 lần đã thành công nhưng cũng có trường hợp chuyển phôi thất bại nhiều lần, chuyển phôi 2 lần thất bại.

Mặc dù quá trình thụ tinh xảy ra trong phòng thí nghiệm, phôi phát triển tốt trong ống nhưng rất nhiều phụ nữ đã phải trải qua nhiều lần thất bại trong IVF khi chuyển phôi thất bại.

Khi trứng và tinh trùng hợp nhất với nhau, phôi được hình thành và phân chia nhanh chóng và đến tử cung trong giai đoạn phôi nang (hoặc vào ngày thứ 5 sau chuyển phôi trong chu kỳ IVF). Khi ở trong tử cung, phôi nang bắt đầu tiếp xúc với niêm mạc tử cung bằng cách tiết ra các phân tử protein. Nếu phôi đủ khả năng, niêm mạc tử cung dễ tiếp nhận và cho tỉ lệ thành công cao trong cấy ghép.

Nếu phụ nữ chuyển phôi thất bại nhiều lần hoặc chuyển phôi 2 lần thất bại trở lên thì rất có thể là do: Phôi không đủ tốt (bất thường về mặt di truyền) hoặc niêm mạc tử cung không đủ khả năng tiếp nhận (không cho phép phôi cấy đủ). Trong quá trình thực hiện IVF, bác sĩ sẽ tiêm hormone để trứng gặp thụ tinh, tạo thành phôi. Hormone (estrogen và progesterone) cũng được sử dụng làm cho tử cung sẵn sàng chấp nhận phôi. Người phụ nữ cũng được khuyến cáo để đạt trạng thái sức khỏe tốt nhất.

Lý do khiến chuyển phôi thất bại có thể là do:

  • Phôi không đạt chất lượng tốt nhất;
  • Tử cung không nhận phôi;
  • Môi trường không đủ thuận lợi (sức khỏe, thể chất của người mẹ không tốt hoặc tinh thần quá căng thẳng;
  • Trong những trường hợp hi hữu khác, các yếu tố có thể tác động đến sự thất bại sau chuyển phôi ngày 5 bao gồm: Cấy ghép phôi không đúng cách (chuyển phôi khó khăn hoặc tổn thương) hoặc thay đổi môi trường đột ngột (ví dụ, nhiễm trùng trong tử cung);
  • Một thực tế là phụ nữ trẻ tuổi có tỉ lệ cấy ghép phôi thành công cao hơn những người lớn tuổi. Điều này là do trứng của phụ nữ lớn tuổi dễ bị khiếm khuyết di truyền, chẳng hạn như aneuploidies (sự hiện diện của số lượng nhiễm sắc thể sai) và chứa thông tin di truyền không chính xác hoặc không đủ cần thiết để phát triển thành phôi thai khỏe mạnh.

Mặc dù trứng được thụ tinh nhưng sẽ dẫn đến việc tạo ra phôi không đủ năng lực di truyền, không thể cấy ghép hoặc sẩy thai sớm. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến chuyển phôi thất bại nhiều lần.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

29.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan