7 dấu hiệu đau bạn không nên bỏ qua

Bất kể tuổi tác, mọi người đều trải qua tình trạng đau nhức cơ thể. Những cơn đau có thể đến và nhanh chóng biến mất, hoặc chúng cũng có thể kéo dài hơn. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan với tình trạng này mà hãy đi gặp bác sĩ để được khám và tìm ra nguyên nhân chính xác để có thể điều trị bệnh kịp thời được tiềm ẩn trong những cơn đau này.

1. Đau ngực, đau vai, đau cánh tay và đau hàm

Khó có thể biết khi nào cơn đau là bình thường và khi nào cơn đau là tiềm ẩn của bệnh. Đau, áp lực hoặc cảm giác co bóp trong ngực là dấu hiệu kinh điển của cơn đau tim. Tình trạng này xảy ra đồng nghĩa với trái tim không nhận được đủ oxy từ máu. Khi cơ thể hoạt động thì nó sẽ gây ra cơn đau.

Tình trạng này nó gây cho người bệnh cảm thấy nỗi đau nặng nề và thường liên quan đến khó thở. Những cơn đau tim thường lan sang các bộ phận khác của cơ thể gây ra: đau vai, đau cánh tay, đau cổ, đau hàm, đau lưng.

Triệu chứng đau này ở phụ nữ thường khác với đàn ông. Phụ nữ đau sẽ có thể mệt mỏi và khó thở hơn đồng thời kèm theo một số thay đổi như đổ mồ hôi...

Đau ngực và buồn nôn, đổ mồ hôi hoặc khó tiêu có tình trạng xấu đi khi cơ thể hoạt động thì bạn hãy gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và tìm ra nguyên nhân cụ thể.

2. Đau nhức đầu

Đầu có cảm giác như toác ra và không có loại thuốc nào giúp giảm cơn đau được. Tình trạng này, sẽ khiến mọi người lo lắng và nghĩ ngay đến việc có thể là một khối u não. Tuy nhiên, điều có thể hoặc không thể xảy ra. Rất nhiều bộ não không có điểm cuối của dây thần kinh. Vì vậy, hầu hết các cơn đau đầu sẽ được gây ra bởi lý do khác.

Mặc dù, nó không phổ biến, nhưng các cơn đau trong não có thể là triệu chứng của đột quỵ hoặc cục máu đông. Hoặc một số triệu chứng khác như: cứng cổ, sốt, nhầm lẫn, ngất xỉu, yếu hoặc tê các chi. Cơn đau diễn ra khiến cho người bệnh cảm thấy mức độ đau rất khó chịu và chưa từng trải qua trước đây. Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu khác khiến cho cơn đau đau có thể là không bình thường như: cơn đau sẽ trở nên tồi tệ hơn khi đứng lên, hoặc theo thời gian và không có sự hỗ trợ của thuốc, hoặc có tiền sử gia đình mắc chứng bệnh này.

Trong trường hợp, người bệnh cảm thấy tình trạng đau có lúc rất dữ dội, nhưng có những lúc lại âm ỉ. Khi đó, người bệnh có thể nghi ngờ mắc chứng phình động mạch và nên đến phòng cấp cứu cứu ngay lập tức để được xử trí kịp thời.

Đau đầu là một trong những tai biến kỹ thuật mà bệnh nhân có thể gặp phải
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến những cơn đau nhức đầu

3. Đau lưng dưới

Đau lưng dưới có thể là một trong những triệu chứng của bệnh tim. Bạn hãy cho bác sĩ biết về những rủi ro mà bạn đã gặp chẳng hạn như bệnh tiểu đường, cao huyết áp, cholesterol, béo phì... và điều quan trọng là các triệu chứng gây đau sẽ biểu hiện như thế nào khi bạn hoạt động hoặc khi gắng sức. Bởi vì, tất cả những điều này là yếu tố nguy cơ của bệnh tim.

Thông thường, đau lưng sẽ diễn ra từ từ trên cơ bắp của cơ thể. Nhưng trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể có một số dấu hiệu như:

Hơn nữa, đau lưng có thể còn do bóc tách động mạch chủ. Khi đó, mạch máu chính đến phần giữa và phần dưới của cơ thể bị vỡ ra, đây là một vấn đề rất nghiêm trọng. Người bệnh cần gặp bác sĩ ngay để kiểm tra tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.

4. Đau bụng

Nếu trong cơ thể vẫn còn đoạn ruột thừa, hãy chú ý đến các cơn đau ở vị trí bụng. Bởi vì, nếu tình trạng đau kéo dài và nghiêm trọng thì có thể là đoạn ruột này đã bị vỡ ra. Đồng thời nó có thể gây cho cơ thể nhiễm trùng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Nhận biết ruột thừa đau bên nào và cách điều trị hiệu quả
Đau bên phải bụng kéo dài có thể là triệu chứng của viêm đoạn ruột thừa

Ruột thừa có thể gây đau nếu:

  • Vị trí đau ở phía dưới bên phải của bụng
  • Đau nặng hơn khi bác sĩ dùng tay ấn một lực vào bụng
  • Buồn nôn và nôn mửa

Ngoài ra, đau bụng cũng có thể là dấu hiệu của :

5. Đau bắp chân

Đau bắp chân là chân bị sưng, đỏ và đau. Nó có thể là một cục máu đông nằm trong tĩnh mạch. Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) có thể di chuyển từ chân lên đến phổi và gây ra tình trạng nguy hiểm cho cơ thể. Trong một số trường hợp, nó có thể gây tử vong.

Nếu không di chuyển nhiều thì bạn sẽ có nhiều khả năng bị huyết khối tĩnh mạch sâu. Hay nếu bạn trên 60 tuổi mà mang thai, béo phì hoặc bị ung thư hoặc bị giãn tĩnh mạch thì bạn cũng có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu cao.

6. Đau tay và chân

Bệnh tiểu đường khiến cho cơ thể có nguy cơ mắc các rối loạn làm hỏng các dây thần kinh. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào, nhưng thường phổ biến ở tay, cánh tay, bàn chân và chân. Nếu bạn bị tiểu đường lâu ngày, thì nguy cơ tổn thương thần kinh càng cao.

Bệnh tiểu đường
Tiểu đường làm tăng nguy cơ bị rối loạn và hỏng các dây thần kinh

Cơn đau do bệnh lý thần kinh ngoại biên thường được mô tả như cảm giảm tê tê, buồn buồn, hay cảm giác kiến bò, hay những cơn đau nhói. Những cơn đau này thường xảy ra vào ban đêm. Nó cũng có thể khiến cho bạn bị mất cảm giác ở tay và chân. Nếu bạn bị tiểu đường, bạn có thể không cảm thấy đau ở chân, tay vì đã bị triệu chứng tê lấn át. Khi đó, cơ thể có thể bị nhiễm trùng mà bạn không hề hay biết. Nếu nó lan rộng hoặc trở nên nghiêm trọng, thì bác sĩ có thể phải cắt bỏ chi bị ảnh hưởng.

7. Đau không thể đặt ngón tay được

Nhức và đau tay sẽ không biến mất có thể là một số triệu chứng của trầm cảm hoặc lo lắng. Những cơn đau này rất khó xác định được rõ, nhưng nó hoàn toàn đang diễn ra và ảnh hưởng không nhỏ đến người bệnh. Ngoài ra, rối loạn tâm trạng cũng có thể gây ra đau ở các phần của cơ thể như:

  • Khớp
  • Tay và chân
  • Lưng
  • Đầu

Tóm lại, nếu bạn trải qua những cơn đau, nhức trong một thời gian hoặc bạn có những triệu chứng lo lắng về sự tăng của những cơn đau, thì bạn nên gặp bác sĩ để được kiểm tra tìm hiểu rõ nguyên nhân. Bởi, một số cơn đau có thể là triệu chứng tiềm ẩn có nguy cơ gây ra các bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

21.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan