Sán lợn chết ở nhiệt độ bao nhiêu?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ cao cấp, Tiến sĩ Vũ Văn Tâm - Bác sĩ Nội Truyền Nhiễm - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Theo số liệu được báo cáo của các cơ sở điều trị đến nay, có ít nhất 55 tỉnh, thành có trường hợp bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn. Đây là loài ký sinh trùng có tỉ lệ gây bệnh rất thấp, hoàn toàn có thể tiêu diệt được nếu chế biến đúng cách.

1. Sán lợn chết ở nhiệt độ bao nhiêu?

Bệnh sán lợn có thể xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, bệnh nhân mắc bệnh thường liên quan đến các tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín kỹ. Tại Việt Nam, bệnh sán lợn xuất hiện ở tất cả các vùng miền và tỉnh thành trên cả nước. Theo báo cáo của các cơ sở điều trị, nước ta hiện nay có ít nhất 55 tỉnh, thành có bệnh nhân mắc bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn.

Nhiễm ấu trùng sán lợn là do người bệnh ăn phải thức ăn có trứng sán dây lợn hoặc có ấu trùng sán lợn (giống như thịt lợn gạo) mà chưa được nấu chín kỹ hoặc do ăn các loại thức ăn nhiễm các ấu trùng trong đất, trong nước (rau thủy sinh, rau sống không rửa sạch..)

Sán lợn chết ở nhiệt độ bao nhiêu
Nhiễm ấu trùng sán lợn là do người bệnh ăn phải thức ăn có trứng sán dây lợn hoặc có ấu trùng sán lợn mà chưa được nấu chín kỹ

Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế: Ấu trùng sán lợn sẽ chết khi đun nấu thức ăn ở nhiệt độ 75oC trong vòng 5 phút hoặc đun sôi thức ăn trong vòng 2 phút. Đây là tiêu chuẩn nhiệt độ và thời gian đủ để giết chết ấu trùng sán gạo trong mọi loại thức ăn.

Để nhận biết khả năng mắc bệnh sán lợn hay không cần dựa vào nhiều yếu tố, trong đó có các triệu chứng bệnh như: Đi tiêu ra đốt sán, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kéo dài... và thông qua các kỹ thuật xét nghiệm sán lợn. Nhiễm ấu trùng sán lợn cần được chẩn đoán sớm và điều trị sớm để tránh lây lan ra cộng đồng.

3. Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo người dân phòng ngừa sán lợn

  • Tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi – chỉ ăn các thực phẩm đã được nấu chín kỹ và được chế biến hợp vệ sinh.
  • Không lựa chọn thịt lợn nhiễm bệnh, thịt lợn bẩn để chế biến thực phẩm. Đặc biệt không ăn thịt lợn tái, thịt chưa nấu chín, các loại nem chua sống (nguy cơ nhiễm sán lợn trưởng thành), các loại rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ nhiễm ấu trùng sán lợn)
  • Cần có biện pháp quản lý phân tươi, đặc biệt ở vùng có nhiều người mắc sán lợn trưởng thành, không nuôi lợn thả rông, sử dụng nhà xí hợp vệ sinh.
  • Bệnh nhân nhiễm sán trưởng thành phải được tích cực điều trị, không phóng uế bừa bãi ra môi trường.

Trường hợp nghi ngờ mắc sán lợn, người dân nên Xét nghiệm sán lợn tại các cơ sở y tế để chẩn đoán bệnh chính xác và có phương pháp điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

43.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan