Rối loạn lo âu lan tỏa: Những điều cần biết

Rối loạn lo âu lan tỏa là bệnh lý tâm thần khá phổ biến. Bệnh thường khởi phát trước tuổi 25 và có thể tiến triển thành mãn tính nếu không được điều trị thích hợp.

1. Rối loạn lo âu lan tỏa là gì ?

Rối loạn lo âu lan tỏa là bệnh lý về tâm thần thường khởi phát trước tuổi 25, tỷ lệ xuất hiện ở nam bằng nửa ở nữ. Khi không được điều trị, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính, có tỷ lệ hồi phục thấp và tỷ lệ tái phát trung bình. Yếu tố nguy cơ cho rối loạn lo âu lan tỏa bao gồm tiền sử gia đình, có sang chấn tâm lý,...

2. Triệu chứng rối loạn lo âu lan tỏa

  • Lo lắng kéo dài tối thiểu 6 tháng về các sự kiện hay các hoạt động (như công việc hay học tập).
  • Khó khăn trong kiểm soát lo lắng.
  • Bồn chồn, căng thẳng, bực dọc.
  • Dễ bị mệt.
  • Khó tập trung hay đầu óc trống rỗng.
  • Kích thích.
  • Căng cơ.
  • Rối loạn giấc ngủ.

>>> Xem thêm: Các triệu chứng do rối loạn lo âu gây nên

Chứng rối loạn lo âu lan tỏa
Mệt mỏi, bực dọc, kích thích,... là dấu hiệu biểu hiện của bệnh lý về tâm thần

3. Điều trị rối loạn lo âu lan tỏa như thế nào?

Để điều trị rối loạn lo âu lan tỏa cần kết hợp giữa điều trị bằng thuốc và phương pháp tâm lý, từ đó giúp bệnh nhân giải quyết các lệch lạc về nhận thức nhằm cải thiện triệu chứng cơ thể, tạo sự thoải mái cho người bệnh. Thời gian điều trị thường phải kéo dài từ 6-12 tháng. Có khoảng 25% bệnh nhân tái phát sau tháng đầu ngưng điều trị, 50-60% bệnh nhân tái phát trong năm tiếp theo.

Các thuốc dùng trong điều trị rối loạn lo âu lan tỏa gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: nortriptyline, imipramine, amitriptyline
  • Các thuốc ức chế lấy vào lại serotonin chọn lọc – SSRI: fluoxetine , paroxetin
  • Các thuốc ức chế lấy vào lại serotonin và norepinephrin SNRI: Venlafaxin, duloxetine
  • Thuốc Benzodiazepin

4. Phòng ngừa rối loạn lo âu lan tỏa

  • Sắp xếp giữa công việc, học tập, thư giãn phù hợp và khoa;
  • Tập thể dục 30-45 phút mỗi ngày;
  • Nên chia sẻ với người thân, bạn bè khi có các vấn đề căng thẳng stress, lo âu mất ngủ,... hay tìm gặp các chuyên gia tâm lý để trị liệu;
  • Sử dụng các loại vitamin, khoáng chất;
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học.
Thăm khám và điều trị tâm lý tại phòng khám tâm lý Vinmec
Phòng khám Tâm lý - Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Vinmec Times City luôn mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất

Rối loạn lo âu lan tỏa ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người bệnh, vì thế khi có dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

74K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Cragbalin 75
    Công dụng thuốc Cragbalin 75

    Cragbalin 75 là một thuốc hướng tâm thần, thường được sử dụng trong điều trị động kinh, đau thần kinh và rối loạn lo âu ở người lớn.

    Đọc thêm
  • thuốc Rewisca 50mg
    Công dụng thuốc Rewisca 50mg

    Rewisca là thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh. Vậy thuốc Rewisca 50mg là gì và cần dùng thuốc như thế nào cho đúng cách?

    Đọc thêm
  • craba 150 mg
    Công dụng thuốc Craba

    Craba thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần dùng để điều trị đau thần kinh do nguyên nhân từ trung ương hoặc ngoại vi, chứng rối loạn lo âu ở người lớn và động kinh cục bộ. Thuốc được bào chế ...

    Đọc thêm
  • Thuốc Pregasafe 150
    Công dụng thuốc Pregasafe 150

    Pregasafe 150 thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần, được kê đơn bởi bác sĩ trong các bệnh lý đau dây thần kinh, hỗ trợ điều trị động kinh hay giảm đau sau phẫu thuật.

    Đọc thêm
  • Thuốc Avucibe
    Công dụng thuốc Avucibe

    Avucibe là thuốc hướng tâm thần dùng theo đơn. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Avucibe sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

    Đọc thêm