Phân biệt đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát

Bài viết tham vấn chuyên môn bởi bác sĩ khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Đau bụng kinh là cơn đau có tính liên hồi và co thắt ở vùng bụng dưới của người phụ nữ. Hiện tượng này được chia thành hai loại tùy theo căn nguyên: Đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.

1. Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh (hay thống kinh) là triệu chứng rất phổ biến, liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Hầu hết mọi phụ nữ đều đã từng trải qua đau bụng kinh một vài lần trong đời. Tình trạng này thường gây đau kiểu co thắt vùng bụng dưới, cơn đau có thể lan ra sau lưng và xuống hai đùi.

Đau bụng kinh có lúc rất dữ dội, nhưng thông thường chỉ là cảm giác đau nhoi nhói và khó chịu một chút ở bụng. Cơn đau bụng kinh có thể không giống nhau giữa những đợt hành kinh. Đôi khi có những chu kỳ không có hiện tượng đau bụng kinh hoặc chỉ gây ra một chút khó chịu cho người phụ nữ, song lại có những chu kỳ gây đau dữ dội. Mặt khác, một số phụ nữ có thể bị đau bụng dưới ngay cả khi không hành kinh.

Tùy theo nguyên nhân, hiện tượng này được chia làm 2 loại:

1.1 Đau bụng kinh nguyên phát

Đau bụng kinh nguyên phát xảy ra do sự co bóp của tử cung. Các cơn co nhỏ, vị trí đau dọc từ trên xuống dưới tử cung, tuy nhiên các cơn co thắt tử cung này thường khá yếu và khó có thể cảm nhận rõ ràng được. Trong suốt giai đoạn hành kinh, tử cung của người phụ nữ sẽ co bóp thường xuyên để tống hết các phần tử niêm mạc tử cung đã bị hoại tử ra bên ngoài, tạo ra máu kinh nguyệt.Khi co bóp, các mạch máu được siết chặt lại, dẫn đến hạn chế máu và oxy đến. Sự thiếu oxy này phát ra tín hiệu kích thích cơ thể tiết ra các chất hóa học gây đau. Đồng thời, prostaglandin cũng được sản sinh, chất này tác động làm cho tử cung co thắt nhiều hơn dẫn đến cơn đau nhiều hơn. Đau bụng kinh nguyên phát thường sẽ cải thiện hơn khi phụ nữ lớn tuổi, nhất là sau khi có con.

Phân biệt đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát
Đau bụng kinh nguyên phát là biểu hiện đáp ứng của cơ thể phụ nữ trong những lần hành kinh

1.2. Đau bụng kinh thứ phát

Đau bụng kinh thứ phát thường ít gặp hơn, gây ra do một nguyên nhân bệnh lý nào đó. Tình trạng này có liên quan đến tuổi tác, thường gặp hơn ở phụ nữ từ 30 - 45 tuổi. Những rối loạn bệnh lý có khả năng gây ra đau bụng kinh thứ phát bao gồm:

  • Lạc nội mạc tử cung: Thông thường lớp nội mạc tử cung vốn ở bên trong tử cung, nhưng trong tình huống này lại lạc chỗ ra các vị trí khác bên ngoài tử cung như: ống dẫn trứng, buồng trứng,.... gây ra đau bụng dưới.
  • U xơ tử cung: Khối u xơ phát triển trong tử cung có nguy cơ gây rong kinh và thống kinh.
  • Viêm vùng chậu: Khiến cho các cơ quan trong vùng chậu hông như tử cung, vòi trứng, buồng trứng bị viêm nhiễm.
  • Lạc tuyến nội mạc tử cung (adenomyosis): Là sự “lạc chỗ” của các tế bào thuộc lớp nội mạc tử cung vào lớp cơ tử cung, dẫn đến tình trạng đau bụng kinh thứ phát.
  • Dụng cụ tránh thai: Được đặt vào bên trong buồng tử cung để tránh khả năng thụ thai. Tuy nhiên, phương pháp này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau bụng kinh ngoài ý muốn, đặc biệt là với những chu kỳ kinh nguyệt sau khi đặt dụng cụ tránh thai.

Ngoài ra, phụ nữ cũng nên chú ý những cơn dấu hiệu bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, bởi vì đó có thể là triệu chứng liên quan đến một trong những nguyên nhân gây ra đau bụng kinh thứ phát như đã liệt kê ở trên. Dấu hiệu bất thường chẳng hạn như: Cơn đau bụng kinh dữ dội hơn hoặc có thể kéo dài hơn bình thường.

Nếu là đau bụng kinh thứ phát với những nguyên nhân trên thì những triệu chứng sau đây có thể đi kèm:

Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào kể trên, hãy thẳng thắn trao đổi với bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.

2. Các biện pháp điều trị

Đa số các trường hợp là đau bụng kinh nguyên phát mức độ nhẹ, không cần phải can thiệp điều trị, hoặc nếu có thì thường chỉ cần điều trị tại nhà. Phương pháp điều trị được áp dụng là:

  • Dùng thuốc giảm đau để giải quyết triệu chứng đau, hoặc
  • Thuốc tránh thai: Làm mỏng niêm mạc tử cung, giúp cho cơ tử cung không cần phải co bóp nhiều trong kỳ hành kinh. Đồng thời, thuốc tránh thai còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, làm giảm hàm lượng prostaglandin được tiết ra, vì vậy các cơn đau bụng kinh cũng trở nên nhẹ nhàng hơn.

Riêng đối với trường hợp đau bụng kinh thứ phát, cần điều trị triệt để căn nguyên gây ra triệu chứng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và khả năng sinh sản nói riêng.

Phân biệt đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát
Đau bụng kinh thứ phát có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ

3. Đau bụng kinh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không?

Đau bụng kinh nguyên phát là một phần của chu kỳ kinh nguyệt nên hầu như không ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản, tuy nhiên nếu là đau bụng kinh thứ phát thì có nguy cơ sẽ ảnh hưởng đến thiên chức “làm mẹ” của người phụ nữ.

Chẳng hạn như, đối với lạc nội mạc tử cung và viêm xương chậu, khả năng có thể gây ra sẹo trong ống dẫn trứng, ảnh hưởng không nhỏ đến sự gặp gỡ của tinh trùng và trứng để thụ tinh tạo thành hợp tử.

4. Khi nào đau bụng kinh cần khám bác sĩ?

Đau bụng kinh nguyên phát được xem là biểu hiện bình thường của cơ thể người phụ nữ để đáp ứng lại sự thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, phụ nữ nên đi khám khi có các dấu hiệu bất thường như đau nhiều hơn so với các chu kỳ trước đó, có biểu hiện rong kinh, hoặc kinh nguyệt không đều.

Bên cạnh đó, phụ nữ cần được thăm khám nếu có các triệu chứng của đau bụng kinh thứ phát.

Gói khám, sàng lọc các bệnh lý bệnh lý phụ khoa cơ bản tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec áp dụng cho phụ nữ khi gặp phải các vấn đề như:

Khách hàng khi thăm khám sẽ được thực hiện kiểm tra:

  • Khám chuyên khoa Phụ khoa
  • Siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo
  • Siêu âm tuyến vú hai bên
  • Các xét nghiệm như: Treponema pallidum test nhanh, Chlamydia test nhanh, lấy bệnh phẩm làm phiến đồ tế bào cổ tử cung – âm đạo, vi khuẩn nhuộm soi (dịch âm đạo nữ), HPV genotype PCR hệ thống tự động,
  • Tổng phân tích nước tiểu bằng máy tự động.

Với đội ngũ y - bác sỹ là các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, tận tụy và hết lòng vì lợi ích của bệnh nhân. Hệ thống trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị hiệu quả giúp phát hiện bệnh sớm các bệnh lý viêm nhiễm giúp điều trị dễ dàng, không tốn kém. Sàng lọc phát hiện sớm ung thư phụ khoa (Ung thư cổ tử cung)

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

77.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Thường xuyên đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt có sao không?
    Thường xuyên đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt có sao không?

    Em là nữ, 23 tuổi, kinh nguyệt đều hàng tháng theo chu kỳ 28 - 35 ngày, chỉ có một vài lần kinh nguyệt bị trễ 15 - 20 ngày là dài nhất. Mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt, em ...

    Đọc thêm
  • Stadloric 100
    Công dụng thuốc Stadloric 100

    Thuốc Stadloric 100 chứa hoạt chất chính là Celecoxib, một thuốc chống viêm không steroid có các tác dụng điều trị chống viêm, giảm đau. Bài viết sẽ cung cấp các thông tin về công dụng, liều dùng và những ...

    Đọc thêm
  • Bambizol-60
    Công dụng thuốc Bambizol-60

    Thuốc Bambizol-60 được chỉ định điều trị bệnh viêm xương khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp thống phong cấp tính, giảm đau cấp tính và mãn tính, đau bụng kinh nguyên phát,...Vậy cách sử dụng thuốc Bambizol-60 như ...

    Đọc thêm
  • Tomydex Film
    Công dụng thuốc Tomydex Film

    Thuốc Tomydex Film với thành phần chính là Etoricoxib, thuộc nhóm thuốc giảm đau, giảm viêm không steroid (NSAID). Liều dùng Tomydex Film phụ thuộc vào sức khoẻ và tình trạng hấp thụ thuốc của bệnh nhân.

    Đọc thêm
  • Dymazol
    Công dụng thuốc Dymazol

    Thuốc Dymazol được bào chế dưới dạng viên nang cứng với thành phần chính là Celecoxib. Thuốc Dymazol được sử dụng để giảm đau ở một số bệnh khác nhau.

    Đọc thêm