Những nhận thức sai lầm về vi khuẩn HP và bệnh dạ dày

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội tiêu hóa, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày. Vậy vi khuẩn HP có lây không? Nhận thức đúng về vi khuẩn HP ở dạ dày sẽ có cách phòng và điều trị bệnh hợp lý.

1. Có phải cứ nhiễm vi khuẩn HP là bị ung thư dạ dày không?

Các nghiên cứu cho thấy vi khuẩn HP có hàng trăm loại khác nhau, trong đó, chỉ một số loại vi khuẩn mang gen CagA có độc lực cao thì mới có nguy cơ gây ung thư cao. Thực tế, hơn 70% người bệnh mang vi khuẩn HP nhưng không phải ai cũng bị ung thư.

2. Vi khuẩn HP có lây không?

Ăn uống
Vi khuẩn HP có thể lây qua nước bọt thông qua việc dùng dùng chung chén đũa, đồ ăn

Vi khuẩn HP rất dễ lây lan và chủ yếu lây truyền qua những đường sau:

Đường miệng - miệng: Ngoài niêm mạc dạ dày, vi khuẩn HP còn tồn tại trong nước bọt, mảng bám trên răng và khoang miệng của người bệnh. Do đó, vi khuẩn HP có thể lây truyền từ người này sang người khác qua việc dùng chung bát đũa, hôn trực tiếp.

Đường phân - miệng: Vi khuẩn HP tồn tại trong phân người bệnh nên có thể lây truyền qua tay (nếu sau khi đi vệ sinh không rửa tay sạch sẽ), hoặc vi khuẩn lây truyền qua các con vật trung gian như chuột, gián, ruồi, ....

Đường dạ dày - dạ dày: Vi khuẩn HP ở dạ dày có thể lây nhiễm trong quá trình thực hiện thao tác nội soi dạ dày tại các cơ sở y tế, khi dụng cụ nội soi không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người có bệnh sang người khỏe mạnh.

Vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày

3. Các phương pháp phát hiện HP

Để xét nghiệm vi khuẩn HP, có hai phương pháp có thể được thực hiện như sau:

  • Phương pháp xâm lấn: Lấy 1 mẫu mô sinh thiết của người bệnh bằng cách nội soi dạ dày tá tràng để kiểm tra. Phương pháp này thường được chỉ định đối với những bệnh nhân có các triệu chứng như sụt cân, thiếu máu, chán ăn....

Phương pháp không xâm lấn: Vi khuẩn HP được xét nghiệm hơi thở và qua phân của người bệnh.

4. Có cần điều trị vi khuẩn HP không và điều trị bằng cách nào?

Nếu vi khuẩn HP làm xuất hiện các triệu chứng lâm sàng (đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói...) thì việc điều trị vô cùng quan trọng nhằm làm giảm nguy hại mà nó mang lại. Việc điều trị diệt HP khi bị viêm, loét dạ dày, tá tràng là rất cần thiết nhằm ngăn ngừa các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày và ung thư dạ dày.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan