Những căn bệnh có thể dẫn tới huyết áp thấp

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nội tổng hợp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Những căn bệnh có thể dẫn tới huyết áp thấp là các bệnh lý về tim mạch (nhồi máu cơ tim, suy tim), những bệnh lý nội tiết (cường giáp, nhược giáp, bệnh của tuyến thượng thận...) hay quá trình mang thai

1. Huyết áp thấp là gì?

Huyết áp thấp là tình trạng khi chỉ số huyết áp tâm thu nhỏ hơn 85mmHg hoặc/và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60mmHg.

Tuy nhiên điều này chỉ mang tính tương đối. Trên thực tế, huyết áp thấp được hiểu là tình trạng huyết áp của một người bị hạ xuống thấp hơn so với huyết áp bình thường của người đó. Ví dụ một người có chỉ số huyết áp bình thường là 140/90mgHg, huyết áp đột nhiên giảm xuống còn 100/70mmHg. Trường hợp này vẫn được coi là huyết áp thấp.

Triệu chứng của bệnh huyết áp thấp:

  • Đau đầu hoa mắt chóng mặt.
  • Giảm khả năng tập trung, trí nhớ kém.
  • Người mệt mỏi, nặng có thể ngất xỉu.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Mạch nhanh, thở nông
  • Sắc da nhợt nhạt, có thể có cơn rét run, nhìn mờ.
  • Nếu huyết áp thấp kéo dài không được điều trị có thể gây thiểu năng tuần hoàn não, trầm cảm...

2. Những căn bệnh có thể dẫn tới huyết áp thấp

Huyết áp được tính bởi cung lượng tim nhân với sức cản ngoại vi. Do vậy tất cả các yếu tố làm thay đổi cung lượng tim và sức cản ngoại vi đều dẫn đến sự biến động về huyết áp.

Những căn bệnh có thể dẫn tới huyết áp thấp
Những căn bệnh có thể dẫn tới huyết áp thấp

2.1. Bệnh lý về tim mạch

Suy tim: trong bệnh lý suy tim, hoạt động co bóp bơm máu của tim sẽ bị suy giảm, lực co bóp của cơ tim giảm và thể tích nhát bóp cũng giảm. Khi lượng máu được đẩy đi giảm thì áp lực của mạch máu lên thành động mạch cũng sẽ giảm theo, hệ quả là huyết áp bị hạ thấp.

Nhồi máu cơ tim: nhồi máu cơ tim làm giảm hoạt động co bóp của cơ tim

2.2. Bệnh lý nội tiết

Cường giáp: là tình trạng tuyến giáp tăng mạnh hoạt động sản xuất các hormon giáp trạng. Giai đoạn đầu của cường giáp thường có biểu hiện nhịp tim nhanh và nếu kéo dài dễ dẫn đến suy tim. Khi tim bị suy, mọi hoạt động bơm máu của tim bị suy giảm kéo theo sự hạ huyết áp.

Nhược giáp hay còn gọi là giảm chức năng tuyến giáp, là một dạng rối loạn chức năng của tuyến giáp làm giảm việc sản xuất các hormon giáp trạng. Đối với hệ tim mạch, hormon giáp trạng có tác dụng kích thích làm tăng lưu lượng máu qua tim và tăng nhịp tim. Do vậy sự suy giảm hormon giáp trạng sẽ kéo theo sự suy giảm lượng máu qua tim và giảm nhịp tim, lúc này, áp lực lên thành mạch sẽ bị giảm và huyết áp tụt.

Ngoài bệnh lý của tuyến giáp thì những bệnh lý của tuyến thượng thận cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng huyết áp thấp.

2.3. Các bệnh lý khác

  • Nhiễm trùng huyết thể gây nên tình trạng sốc nhiễm khuẩn làm huyết áp tụt nhanh đột ngột nguy hiểm đến tính mạng.
  • Mất máu quá nhiều do chấn thương hoặc chảy máu nội mô. Mất máu quá nhiều làm giảm thể tích tuần hoàn trong cơ thể dẫn đến sự tụt huyết áp.
  • Mất nước do sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy...làm huyết áp tụt xuống thấp qua cơ chế làm giảm thể tích tuần hoàn, đồng thời cũng làm giảm lượng oxy được cung cấp đến các mô và cơ quan. Mất nước nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
  • Mang thai: trong thai kỳ, ngoài nhiệm vụ cung cấp đủ máu và oxy cho cơ thể mẹ, tuần hoàn mạch máu của người mẹ còn phải phân chia để nuôi dưỡng cả thai nhi. Do vậy thể tích tuần hoàn cũng bị giảm đồng nghĩa với việc huyết áp cũng giảm dần và có thể trở lại bình thường sau khi sinh con.
Những căn bệnh có thể dẫn tới huyết áp thấp
Mang thai trong thai kỳ bị giảm huyết áp

  • Phản ứng dị ứng nặng (sốc phản vệ) không những gây hạ huyết áp mà còn nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.
  • Do tác dụng phụ của thuốc điều trị các bệnh khác như thuốc lợi niệu, thuốc chẹn beta, thuốc chống trầm cảm hay một số thuốc điều trị parkinson...

Thực tế lâm sàng cho thấy đôi khi việc làm huyết áp tăng lên cao còn khó hơn hạ huyết áp xuống. Điều này còn phụ thuộc vào nguyên nhân và nhiều yếu tố khác. Huyết áp thấp cũng nguy hiểm không kém gì so với huyết áp cao thậm chí có thể gây tử vong. Hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và thăm khám cũng như trị liệu kịp thời tránh những rủi ro và biến chứng sau này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • dalisone
    Công dụng thuốc Dalisone

    Dalisone chứa thành phần Ceftriaxone 1g, thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng vết thương, nhiễm trùng tiêu ...

    Đọc thêm
  • acimip
    Công dụng thuốc Acimip

    Acimip có thành phần chính thuộc nhóm thuốc kháng khuẩn, kháng virus được bác sĩ chỉ định sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng. Tuy nhiên bệnh cạnh công dụng hiệu quả mà thuốc mang lại, người bệnh ...

    Đọc thêm
  • Vaklonal
    Công dụng thuốc Vaklonal

    Thuốc Vaklonal có thành phần Vancomycin hydrochloride được sử dụng trong điều trị viêm tủy xương, viêm phổi, nhiễm trùng da & huyết, viêm khớp, viêm màng não,... Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về công dụng, cách dùng dòng ...

    Đọc thêm
  • yungpenem
    Công dụng thuốc Yungpenem

    Yungpenem thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng, kháng nấm và kháng virus. Thuốc được bào chế ở dạng bột pha tiêm, đóng gói hộp 10 lọ. Thành phần chính của Yungpenem là Cilastatin (dưới dạng Cilastatin ...

    Đọc thêm
  • thuốc Sitacef
    Công dụng thuốc Sitacef

    Sitacef là thuốc được sử dụng với mục đích ngăn ngừa và tiêu diệt các loại vi khuẩn do ức chế enzym tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Thuốc phù hợp với những bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn huyết, ...

    Đọc thêm