Trẻ 9 tháng tuổi biết làm những gì?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Thị Ngọc Chương - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác đã từng làm việc tại Bệnh viện Nhi Đồng I, Bệnh viện Thủ Đức và Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, với thế mạnh trong việc chẩn đoán, khám bệnh lý sơ sinh - hồi sức sơ sinh.

Khi bước vào giai đoạn 9 tháng tuổi, trẻ bắt đầu hiếu động và thích khám phá hơn, sự phát triển của trẻ không chỉ ở khả năng vận động mà cả ở cảm xúc, trí tuệ. Ở giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu hoạt động linh hoạt hơn, biết điều chỉnh cảm xúc của bản thân. Vậy trẻ 9 tháng tuổi biết làm những gì, cần phải lưu ý những gì khi chăm sóc trẻ ở giai đoạn này?

1. Trẻ 9 tháng tuổi biết làm những gì?

Trải qua thời gian, mọi kỹ năng của trẻ sẽ dần hoàn thiện, mặc dù có nhiều bé 9 tháng tuổi chưa biết ngồi nhưng phần lớn ở giai đoạn này, bé đã biết bò để di chuyển khắp nơi, thậm chí có những bé còn dùng mông để di chuyển và lấy những đồ vật mà bản thân yêu thích. Cuộc sống của bé ở giai đoạn này cũng có những thay đổi nhất định.

1.1 Kỹ năng ăn, ngủ

Giai đoạn 9 tháng tuổi có thể chính là giai đoạn hỗn loạn nhất đối với trẻ bởi bản tính tò mò và thích khám phá, trẻ cảm thấy hứng thú và muốn thử tất cả đồ ăn hoặc đơn giản chỉ là cầm và ném thức ăn văng khắp sàn. Mặc dù vậy, mẹ cũng không nên sợ bẩn, phải lau lọn mà bắt bé phải bó buộc trong một khuôn khổ nhất định, hãy để cho bé tự ăn, tự quyết định sẽ ăn bao nhiêu, ăn những thức ăn gì và cách ăn như thế nào, hãy để bé được dùng tay cầm nắm thức ăn như ý thích của con. Cách làm này sẽ giúp mẹ biết được sở thích ăn uống của con và tạo môi trường ăn uống thoải mái, bé sẽ vì thế mà ăn uống ngon miệng hơn.

Khi khả năng ăn uống dần hoàn thiện thì giấc ngủ cũng vẫn là quan trọng nhất đối với bé, lúc buồn ngủ bé có thể cáu gắt và mệt mỏi, hãy chú ý đến các biểu hiện cảm xúc để cho bé đi ngủ đúng lúc và giấc ngủ cũng sẽ ngon hơn.

1.2. Hoàn thiện kỹ năng nói

Có nhiều trẻ 9 tháng tuổi chưa biết ngồi, tuy nhiên tỷ lệ này chiếm rất ít, nguyên nhân có thể là do bé chậm phát triển hơn những em bé khác hoặc bản thân mắc chứng bệnh gì đó, cha mẹ cần theo dõi để kịp thời đưa con đến bệnh viện kiểm tra và có phương pháp xử lý kịp thời.

Trẻ 9 tháng tuổi biết làm những gì?
Hoàn thiện kỹ năng nói ở trẻ 9 tháng tuổi

Thông thường, khi bước sang tháng thứ 9, bé sẽ có xu hướng tập nói nhiều hơn, mẹ sẽ bất ngờ khi giọng bé trở nên cao vút, bé ồn ào hơn, ê a nhiều hơn. Hãy để ý xem trẻ phản ứng như nào khi nghe thấy tiếng ồn đột ngột, nếu có những thay đổi bất thường thì hãy đưa bé đi kiểm tra ngay.

Khi bước vào giai đoạn 9 tháng tuổi, trẻ đã biết chú ý khi nghe người khác nói chuyện, trẻ có sở thích nhìn miệng của người nói và sẽ ê a theo, để giúp kỹ năng giao tiếp của trẻ phát triển tốt thì cha mẹ hãy giao tiếp với bé nhiều hơn, kể cho bé nghe những câu chuyện, hát cho bé nghe sẽ giúp phát triển ngôn ngữ nhanh hơn.

1.3 Kỹ năng vận động phát triển

Khi bước vào giai đoạn 9 tháng tuổi, kỹ năng vận động của trẻ sẽ phát triển nhanh chóng, trẻ đã biết tự lấy những món đồ mình thích bằng cách trườn, bò hoặc những bé cứng cáp đã tự bước đi những bước ngắn, men theo thành ghế hoặc thành giường...trẻ sẽ quậy phá khắp nơi. Trên thực tế, có nhiều đứa trẻ 9 tháng chưa biết bò mà có thể lò dò đi luôn, trường hợp này hay gọi là trốn bò.

Sự tò mò, thích khám phá thôi thúc trẻ hoạt động nhiều hơn, để bảo vệ con thì cha mẹ nên chú ý khoảng cách an toàn cho bé, không nên để những đồ vật có khả năng gây sát thương trong phạm vi chơi của con, luôn đặt con trong tầm mắt của mình để kịp thời xử lý khi trường hợp không may xảy ra.

1.4 Thay đổi cảm xúc

Hẳn là nhiều mẹ sẽ cảm thấy ngạc nhiên và đôi khi là hơi bất tiện khi thời điểm này bé bỗng nhiên bám mẹ nhiều hơn, cả ngày chỉ đòi ở bên mẹ, sở dĩ như vậy là vì khi được 9 tháng tuổi, con đã lớn hơn một chút và nhớ mặt mẹ, bé nhận ra ở bên mẹ luôn có cảm giác được an toàn, chính vì thế khi gặp người lạ có thể bé sẽ sợ hãi và la hét. Những cảm xúc yêu, thương, ghét của trẻ cũng được biểu hiện khá rõ trong giai đoạn này.

1.5 Phát triển kỹ năng nhận thức

Nhận thức của trẻ thay đổi theo từng ngày, cha mẹ có thể không biết trẻ 9 tháng tuổi biết làm những gì nhưng có thể nhìn thấy khả năng nhận thức của con thay đổi theo từng ngày, bé tập trung vào các trò chơi mà người lớn đưa ra và đặc biệt thích ném mọi thứ có trong tầm tay, đưa mắt nhìn theo đồ vật đó khi bị lấy đi.Mặt khác, bé có thể di chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia một cách linh hoạt hay đưa đồ chơi vào miệng dễ dàng, đó là minh chứng rất rõ cho việc phát triển kỹ năng nhận thức của trẻ, việc cần làm của cha mẹ là vệ sinh đồ chơi thật sạch để vi khuẩn không thể tấn công, gây bệnh cho bé.

2. Nuôi dạy con khi vào tháng 9 tuổi như thế nào?

Trẻ 9 tháng tuổi biết làm những gì?
Trẻ 9 tháng tuổi cá tính bộc lộ rõ hơn

Khi đã biết được trẻ 9 tháng tuổi biết làm những gì thì cũng là lúc cá tính của trẻ được bộc lộ rõ hơn, việc cần làm của cha mẹ là tìm hiểu, chấp nhận và có hướng nuôi dạy trẻ luôn từ thời điểm này, mỗi đứa trẻ là một cá thể khác nhau, tuyệt đối không so sánh con mình với những đứa trẻ khác để tránh mang đến cảm xúc tiêu cực hay cảm giác tự ti cho trẻ.

Cha mẹ hãy dành thời gian trò chuyện nhiều hơn với trẻ trong giai đoạn này để gắn kết tình thân, đồng thời tăng khả năng giao tiếp của con. Đừng ngăn cản con khi chúng muốn làm thứ mà bản thân yêu thích vì làm như vậy sẽ cản trở hứng thú của con, chúng sẽ trở nên dụt dè, nhút nhát.

Dõi theo những bước con phát triển của con luôn mang đến những trải nghiệm tuyệt vời mà cha mẹ không bao giờ có được lần thứ 2, chính vì thế hãy tận dụng thời gian ở bên, chăm sóc và dõi theo con yêu mỗi ngày, đồng hành cùng con trên bước đường phát triển.

Giai đoạn trẻ 9 tháng tuổi có những phát triển quan trọng trong cuộc đời. Cha mẹ nên nắm được những cột mốc để đồng hành và giúp con phát triển tốt. Nếu nhận thấy các dấu hiệu khác thường của con, cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và thăm khám.

Trẻ 9 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

113.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan