Ngáy ở trẻ em: Những điều cha mẹ cần biết

Bài viết bởi Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, rối loạn giấc ngủ như ngáy ở trẻ thường bị các bậc cha mẹ bỏ qua mà không hề biết đó có thể là nguyên nhân và dấu hiệu nhiều bệnh lý mà trẻ mắc phải.

1. Ngủ ngáy là gì?

Ngủ ngáy là tình trạng xảy ra khi các cấu trúc của hệ hô hấp của bạn bắt đầu rung, tình trạng này là do các vật cản gây ra cho đường thở của cơ thể bạn, sự rung động dẫn đến âm thanh có thể nghe được qua đường thở của cơ thể, những âm thanh này có thể mềm, nhưng thường khá to và có thể được nghe thấy bởi một người gần đó. Ngáy là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thiếu ngủ và được coi là triệu chứng của một tình trạng khác gọi là hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Có hai loại ngáy, thói quen và triệu chứng. Ngáy theo thói quen là khi nó được duy trì trong thời gian dài và không phải do tác động bên ngoài, trong khi ngáy có triệu chứng là do thay đổi các điều kiện bên ngoài như thời tiết và có thể mất đi. Ngáy triệu chứng là vô hại theo thời gian, ngáy thói quen là có hại. Trong thời gian kéo dài, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Ngáy liên tục không nên bị bỏ qua ở cả người lớn và trẻ em.

ngưng thở khi ngủ
Ngáy khi ngủ báo hiệu tình trạng ngưng thở khi ngủ

2. Nguyên nhân gây ngáy ở trẻ em?

Có thể có nhiều nguyên nhân khiến trẻ ngủ ngáy, cụ thể như sau:

  • Hen: Một tình trạng cản trở khả năng thở, hen có thể là một trong những lý do chính khiến trẻ ngáy. Nếu con bạn ngáy, khò khè và ho có thể là dấu hiệu của bệnh hen.
  • Cúm: Một số loại cúm gây tắc nghẽn dọc đường thở, dẫn đến ngáy có triệu chứng. Điều này sẽ tự hết khi cơ thể bình phục.
  • Lệch vách ngăn mũi: Một vách ngăn bị lệch có thể cản trở luồng không khí đi qua mũi của trẻ và cản trở hơi thở, gây ra ngáy
  • Cân nặng: Nếu cân nặng của trẻ không cân xứng có thể gây ra rối loạn giấc ngủ như ngáy vì chất béo có thể gây tắc nghẽn đường thở.
Trẻ ốm, trẻ sổ mũi, dị ứng, cảm cúm trẻ
Cảm cúm là một nguyên nhân gây ngáy ở trẻ em

  • Viêm amidan: Amidan quá phát là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra ngáy ở trẻ em.
  • Dị ứng: Viêm mũi dị ứng có thể gây phù nề cuốn mũi và là là một trong những nguyên nhân gây ngáy phổ biến ở trẻ em.
  • Bệnh thần kinh cơ: Do các cơ quan hoạt động chậm lại trong khi ngủ, các dây thần kinh kiểm soát các cơ hô hấp có thể bị rối loạn và điều này có thể gây ra ngáy.
  • Ngưng thở khi ngủ ở trẻ em: Đây là một tình trạng được nhắc đến khá thường xuyên ở đây, chứng ngưng thở khi ngủ có thể khiến trẻ phải thức dậy để buộc chúng phải thở trong đêm, điều này tiêu tốn nhiều năng lượng hơn nhịp thở sinh lý thông thường và có thể khiến trẻ ngáy và đây cũng là lý do khiến trẻ thức dậy một cách mệt mỏi. Ngưng thở khi ngủ cũng được biết là gây ra nhiều vấn đề như trầm cảm, lo lắng và nếu đủ nghiêm trọng thậm chí có thể dẫn đến rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD.

3. Phân biệt trẻ đang ngáy bình thường và rối loạn giấc ngủ?

Điều quan trọng là phải phân biệt rằng không phải tất cả ngáy đều được coi là nguy hiểm hoặc rối loạn giấc ngủ, ngáy ngủ có hệ thống của trẻ được coi là bình thường do hệ thống miễn dịch yếu và các cơ quan kém phát triển, loại ngáy này chỉ xảy ra khi có sự thay đổi bên ngoài chẳng hạn như thời tiết hoặc trẻ bị bệnh và sẽ tiêu tan nhanh chóng. Theo đó, ngáy mềm cũng không được coi là quá nguy hiểm cho trẻ, mặc dù các bậc cha mẹ vẫn nên đi khám bác sĩ.

Để chẩn đoán ngáy của trẻ là rối loạn giấc ngủ, tiếng ngáy phải to, to dần hoặc kéo dài trong một thời gian liên tục. Chúng không bị ảnh hưởng bởi các nguồn bên ngoài hoặc các bệnh lý cản trở đường thở khác.

ngủ ngáy ở trẻ em
Ngủ ngáy ở trẻ có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý

4. Lời khuyên để ngăn ngừa tình trạng ngủ ngáy ở trẻ

Dưới đây là một số mẹo có thể giúp trẻ đỡ ngáy:

  • Cho trẻ ngủ nghiêng, bởi ngủ ngửa được biết là làm nặng thêm chứng ngáy. Nếu trẻ đã ngáy, ngủ nghiêng có thể giúp chúng thở một cách hiệu quả hơn.
  • Đảm bảo trẻ duy trì trọng lượng cơ thể thích hợp.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ
  • Cung cấp đủ nước
  • Dùng tất cả các loại thuốc đúng chỉ định
  • Khuyến khích trẻ vận động và chơi thể thao
  • Khuyến khích trẻ bơi. Bơi lội giúp cải thiện và điều hòa các chức năng phổi
  • Ăn mặc phù hợp với thời tiết.
  • Giữ vệ sinh tốt
Chuyên gia dinh dưỡng
Để ngăn ngừa tình trạng ngủ ngáy ở trẻ, ba mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ

Trẻ cần cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

75.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan