Không có thuốc đặc hiệu điều trị tay chân miệng, chỉ có thể điều trị triệu chứng

Bệnh tay chân miệng do virus gây ra với các triệu chứng bao gồm loét bên trong hoặc xung quanh miệng và phát ban hoặc mụn nước ở tay, chân, chân hoặc mông. Hiện nay, bệnh chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh tay chân miệng do đó rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc gần với những người bệnh có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.

1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tay chân miệng

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tay chân miệng là nhiễm trùng coxsackievirus A16 thuộc về một nhóm virus nonovio enterovirus. Các loại enterovirus khác đôi khi cũng gây ra bệnh tay chân miệng. Bệnh lây lan qua tiếp xúc giữa người với người bị nhiễm bệnh:

  • Dịch tiết mũi hoặc dịch tiết họng.
  • Nước bọt.
  • Chất lỏng từ mụn nước.
  • Phân của người bệnh.
  • Các giọt nước li ti bắn vào không khí sau khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
  • Trẻ sau khi tiếp xúc với nguồn nhiễm bệnh bằng tay như đồ chơi, sau đó cho tay vào miệng hoặc dụi mắt.

Bệnh tay chân miệng phổ biến nhất ở trẻ em trong môi trường chăm sóc trẻ em vì thường xuyên thay tã và ngồi bô đi vệ sinh, trẻ nhỏ thường đưa tay vào miệng hoặc dụi mắt. Mặc dù trẻ có khả năng lây bệnh tay chân miệng cho trẻ khác ngay trong tuần đầu tiên nhiễm bệnh nhưng virus có thể tồn tại trong cơ thể trong nhiều tuần sau khi các dấu hiệu và triệu chứng biến mất, điều đó có nghĩa là trẻ vẫn có thể lây nhiễm cho người khác.

Một số người, đặc biệt là tay chân miệng ở người lớn, có thể bị nhiễm virus mà không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của bệnh.

Tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng lưu hành quanh năm ở hầu hết các tỉnh với 2 đỉnh dịch từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Khu vực phía Nam là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất và chiếm hơn 60% ca mắc của cả nước. Năm 2011, Việt Nam có tới 112370 ca mắc tay chân miệng và 169 trường hợp tử vong được báo cáo từ 63/63 tỉnh thành.

Bệnh tay chân miệng không liên quan đến bệnh bàn chân miệng (đôi khi được gọi là bệnh lở mồm long móng), đây là một bệnh do virus truyền nhiễm được tìm thấy ở trên cừu, gia súc và heo và đặc biệt không liên quan đến bệnh tay chân miệng. Con người không thể mắc bệnh bàn chân miệng từ vật nuôi hoặc động vật khác và con người cũng không thể truyền bệnh cho chúng.

Phòng ngừa tay chân miệng ở trẻ
Tay chân miệng là bệnh lây nhiễm do tiếp xúc với người nhiễm bệnh

2. Triệu chứng của bệnh tay chân miệng

Các triệu chứng tay chân miệng sớm bao gồm sốt và đau họng (ở trẻ nhỏ sốt và chán ăn hoặc uống). Các vết loét miệng có thể xuất hiện ở bên trong miệng của con trẻ (thường ở phía sau của miệng) hoặc lưỡi. Loét miệng có thể làm cho trẻ đau khi nuốt, vì vậy hãy chắc chắn rằng con bạn có đủ nước và calo.

Trẻ có thể bị rát đỏ ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân một hoặc hai ngày sau khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện, rát đỏ này có thể biến thành mụn nước. Các đốm hoặc vết loét phẳng nổi lên trên đầu gối, khuỷu tay hoặc mông.

3. Biến chứng của bệnh tay chân miệng

  • Biến chứng phổ biến nhất của bệnh tay chân miệng là mất nước. Bệnh có thể gây lở loét ở miệng và cổ họng, khiến người bệnh nuốt đau đớn và khó khăn.
  • Theo dõi chặt chẽ để đảm bảo trẻ thường xuyên uống nước trong suốt quá trình mắc bệnh. Nếu mất nước nghiêm trọng, có thể trẻ sẽ phải cần truyền dịch tĩnh mạch, đặc biệt là tay chân miệng ở trẻ em.

Bệnh tay chân miệng thường là bệnh nhẹ chỉ gây ra vài ngày sốt và các dấu hiệu và triệu chứng tương đối nhẹ. Một dạng hiếm gặp và đôi khi nghiêm trọng của coxsackievirus có thể liên quan đến não và gây ra các biến chứng khác:

  • Viêm màng não do virus. Đây là một bệnh nhiễm trùng hiếm gặp, gây ra viêm màng và dịch não tủy bao quanh não và tủy sống.
  • Viêm não. Đây là biến chứng nghiêm trọng có khả năng đe dọa tính mạng người bệnh do liên quan đến viêm não gây ra bởi virus.
Bệnh tay chân miệng trẻ em
Biến chứng phổ biến nhất của bệnh tay chân miệng là gây lở loét ở miệng, đau đớn và mất nước

4. Điều trị bệnh tay chân miệng

Hiện nay chưa có vắc xin và thuốc điều trị tay chân miệng đặc hiệu. Bệnh tay chân miệng sẽ tự khỏi sau 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, bạn có thể làm một số điều để làm giảm các triệu chứng khó chịu:

  • Uống thuốc không kê đơn để giảm đau và sốt. (Chú ý: Không nên cho trẻ em uống Aspirin.)
  • Dùng nước súc miệng hoặc thuốc xịt tê vào miệng giảm đau.
  • Sử dụng các món ăn lạnh như sữa chua hoặc sinh tố làm dịu cơn đau họng. Tránh thức ăn cay hoặc mặn.
  • Sục miệng và họng bằng nước muối cũng có thể giúp giảm đau do mụn nước ở miệng và loét cổ họng. Làm nhiều lần trong ngày hoặc khi cần thiết.
  • Kem chống ngứa như calamine, có thể giúp chống lại rát đỏ.

Nếu một người bị lở miệng nên bị đau khi nuốt. Tuy nhiên, điều quan trọng đối với những người mắc bệnh tay chân miệng là uống đủ chất lỏng để ngăn ngừa mất nước. Nếu không thể nuốt đủ chất lỏng để tránh mất nước, người bệnh sẽ được truyền nước bằng truyền tĩnh mạch.

5. Phòng bệnh tay chân miệng

Rửa tay bằng xà phòng trước khi vệ sinh mắt
Rửa tay sạch sẽ để phòng nguy cơ nhiễm trùng tay chân miệng

Một số biện pháp phòng ngừa có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng bệnh tay chân miệng:

  • Rửa tay cẩn thận. Hãy rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã và trước khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống. Khi xà phòng và nước sạch không có sẵn, hãy sử dụng khăn lau tay hoặc gel có chứa cồn để tiêu diệt vi trùng.
  • Khử trùng khu vực chung. Trước tiên hãy tập thói quen làm sạch các khu vực và bề mặt có nhiều người qua lại trong gia đình bằng xà phòng và nước, sau đó sử dụng dung dịch pha loãng gồm chất tẩy clo và nước. Các trung tâm chăm sóc trẻ em nên tuân thủ lịch trình nghiêm ngặt về làm sạch và khử trùng tất cả các khu vực chung, kể cả các vật dụng chung như đồ chơi, vì virus có thể sống trên những đồ vật này trong nhiều ngày. Thường xuyên vệ sinh núm vú giả của bé.
  • Dạy trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Chỉ cho con bạn cách thực hành vệ sinh tốt và cách giữ sạch sẽ. Giải thích cho trẻ tại sao không nên cho ngón tay, bàn tay hoặc bất kỳ đồ vật nào khác vào miệng.
  • Cách ly người nhiễm bệnh. Vì bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan, những người mắc bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác khi có các dấu hiệu và triệu chứng điển hình. Cho trẻ bệnh nghỉ học cho đến khi hết sốt và vết loét miệng đã lành. Nếu người lớn bị bệnh, hãy làm việc ở nhà.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Cdc.gov và Mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan