Hướng dẫn theo dõi bệnh nhân tiêu chảy cấp tại nhà

Bài viết bởi Bác sĩ Bùi Thu Hương - Trưởng Đơn nguyên Cấp Cứu, điều trị ban ngày -Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Tiêu chảy cấp là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước nhiều hơn 3 lần/24h và kéo dài không quá 14 ngày. Nếu được theo dõi và điều trị đúng cách, trẻ bị tiêu chảy cấp có thể điều trị tại nhà.

1. Những yếu tố gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Tiêu chảy cấp ở trẻ em có thể xảy ra do các nguyên nhân:

  • Tuổi: 80% trẻ bị tiêu chảy dưới 2 tuổi, lứa tuổi cao nhất từ 6-18 tháng .
  • Trẻ mắc một số bệnh gây giảm miễn dịch như: Suy dinh dưỡng, sau sởi, HIV/AIDS...
  • Tập quán làm tăng nguy cơ tiêu chảy cấp: Cho trẻ bú chai hoặc không nuôi con bằng sữa mẹ trong 4-6 tháng đầu; Cai sữa quá sớm; Thức ăn bị ô nhiễm; Nước uống bị ô nhiễm hoặc không đun chín; Không rửa tay trước khi ăn
  • Mùa: Mùa hè các bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn cao, mùa đông tiêu chảy thường do Rotavirus.
Rota virus
Virus Rota gây tiêu chảy cấp

2. Hướng dẫn theo dõi bệnh nhân tiêu chảy cấp tại nhà

Trường hợp trẻ bị tiêu chảy cấp nhẹ đến trung bình, cha mẹ có thể theo dõi và chăm sóc trẻ tại nhà. Các biện pháp chăm sóc giúp trẻ nhanh hồi phục và tránh các biến chứng nguy hiểm như mất nước, kiệt sức... bao gồm:

Bù điện giải:

Trẻ có thể bị mất nước do tiêu chảy cấp, do đó cha mẹ cần bồi phụ nước và điện giải cho trẻ bằng cách bổ sung nước lọc, nước ép trái cây, dung dịch điện giải để bổ sung muối, kali và các chất điện giải khác.

Liều lượng dung dịch điện giải Oresol cần cung cấp để dùng tại nhà theo độ tuổi của trẻ khi bị tiêu chảy cấp như sau:

  • Trẻ dưới 24 tháng tuổi: 500ml/ngày
  • Trẻ từ 2 tuổi - 10 tuổi: 1000ml/ngày
  • Trẻ từ 10 tuổi trở lên: 2000ml/ngày.
Điều trị mất nước do tiêu chảy cấp ở trẻ
Liều lượng dung dịch điện giải Oresol cần cung cấp cho trẻ bị tiêu chảy cấp

Bổ sung chế độ dinh dưỡng

Trẻ bị tiêu chảy cấp cần được bổ sung dinh dưỡng đa dạng để tránh suy kiệt sức khỏe. Các thực phẩm nên bổ sung trong thực đơn của trẻ bao gồm: Chuối, gạo trắng, bánh mì, khoai tây, gà bỏ da, sữa chua, bơ đậu phộng... Trẻ đang bú sữa mẹ tăng cường cho trẻ bú.

Một số thực phẩm nên tránh khi trẻ bị tiêu chảy cấp bao gồm: Thực phẩm nhiều dầu mỡ, rau sống, thức ăn cay, đồ uống chứa cà phê, soda, cải bắp...

Bên cạnh đó, Men vi sinh là các vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ, hỗ trợ hoạt động của ruột và giúp chống lại nhiễm trùng. Men vi sinh có trong sữa chua và các thực phẩm lên men khác.

Bổ sung sữa chua cho trẻ dưới 1 tuổi: Những điều cần biết
Men vi sinh có trong sữa chua

Khi nào cần đưa trẻ đến viện khám ngay?

Cần đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay khi có các biểu hiện:

  • Trẻ đi ngoài nhiều lần, phân nhiều nước hơn.
  • Khát nhiều.
  • Sốt hoặc sốt cao hơn.
  • Phân nhầy máu mũi.
  • Nôn tất cả mọi thứ
  • Trẻ không chịu ăn...

4. Phòng ngừa tiêu chảy cấp cho trẻ

Tiêu chảy cấp ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống của trẻ, để phòng bệnh tiêu chảy cấp cho con, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp như: Nuôi con bằng sữa mẹ; Tiêm phòng đặc hiệu tiêu chảy bằng vắc-xin: Rotavirus, tả, thương hàn...; Sử dụng nguồn nước sạch cho vệ sinh và ăn uống; Thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm khi chế biến hoặc bảo quản thức ăn; Rửa tay thường xuyên khi chăm sóc trẻ; Sử dụng hố xí hợp vệ sinh...

Tiêm chủng, tiêm phòng, tiêm vacxin tại vinmec
Trung tâm tiêm chủng vắc-xin tại Vinmec hiện đang có vắc-xin phòng tiêu chảy cấp cho virus rota

Tiêm phòng Vắc-xin là biện pháp phòng ngừa tiêu chảy hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Hiện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp đa dạng các loại vắc-xin cho trẻ, trong đó có vắc-xin phòng tiêu chảy cấp cho virus rota. Để đặt lịch khám và tiêm chủng cho bé tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách có thể liên hệ TẠI ĐÂY hoặc liên hệ theo số hotline 0243 9743 556 để được hỗ trợ.

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

974 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan