Đái tháo đường ở trẻ em liên quan đến yếu tố di truyền và tự miễn

Đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường là một thuật ngữ phản ánh tình trạng rối loạn của cơ thể trong việc biến thức ăn thành năng lượng.

1. Bệnh tiểu đường ở trẻ em là gì?

Khi bạn nạp vào cơ thể một loại carbohydrate, cơ thể bạn sẽ chuyển hoá biến nó thành một loại đường gọi là glucose và gửi nó đến máu. Tuyến tụy của bạn sẽ giải phóng ra insulin, một loại hormone giúp di chuyển glucose từ máu vào các tế bào, từ đó tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.

Khi bạn bị bệnh tiểu đường cơ thể bạn sẽ không sử dụng được insulin như bình thường, dẫn tới quá nhiều glucose tồn tại trong máu dẫn tới lượng đường trong máu cao.

Mặc dù đã được nghiên cứu rất nhiều, nhưng cho đến nay chưa có thuốc chữa dứt điểm bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, cùng với việc điều trị và thay đổi lối sống, bạn có thể sống một cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh.

Bệnh tiểu đường có các dạng khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân, trong đó có 2 loại chính là tiểu đường loại 1loại 2.

Bệnh tiểu đường ở trẻ em hay còn gọi là tiểu đường thời niên thiếu hay gặp nhất là tiểu đường tuýp 1.

1.1 Tiền tiểu đường là gì?

Tiền tiểu đường là khi lượng đường trong máu của bạn cao hơn mức cần thiết nhưng không đủ cao để bác sĩ kết luận rằng bạn mắc bệnh tiểu đường.

Tiền tiểu đường có thể khiến bạn dễ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim. Tập thể dục nhiều hơn và giảm cân, thậm chí bạn chỉ cần giảm từ 5% đến 7% trọng lượng cơ thể của bạn, có thể làm giảm rất nhiều những rủi ro đó.

1.2 Bệnh tiểu đường loại 1

Bệnh tiểu đường loại 1 là một tình trạng tự miễn. Nó xảy ra khi cơ thể bạn tấn công tuyến tụy bằng các kháng thể khiến cho cơ quan này bị tổn thương và không tạo ra insulin.

Tiểu đường loại 1 được điều trị bằng cách tiêm insulin vào mô mỡ ngay dưới da. Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 1, bạn sẽ cần phải làm quen với một số thay đổi bao gồm:

  • Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu của bạn
  • Lên một chế độ ăn uống cẩn thận
  • Tập thể dục hàng ngày
  • Dùng insulin và các loại thuốc khác khi cần thiết.
kháng insulin
Tiêm Insulin giúp điều trị bệnh tiểu đường

1.3 Bệnh tiểu đường loại 2

Bệnh tiểu đường loại 2 từng được gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin hoặc bệnh tiểu đường người già. Khoảng 90% người mắc bệnh tiểu đường thuộc tiểu đường loại 2.

Bệnh tiểu đường loại 2 thường nhẹ hơn loại 1. Nhưng nó vẫn có thể gây ra các biến chứng lớn cho sức khỏe, đặc biệt là ở các mạch máu nhỏ ở thận, dây thần kinh và mắt. Loại 2 cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh timđột quỵ.

Điều trị bệnh tiểu đường loại 2 liên quan đến việc duy trì cân nặng khỏe mạnh, ăn uống hợp lý và tập thể dục. Một số người cần dùng thuốc hỗ trợ.

2. Tiểu đường có di truyền không?

Tiểu đường tuýp 1 là một dạng tiểu đường thường được ghi nhận ở trẻ em. Yếu tố gen đóng một vai trò quan trọng trong tiểu đường tuýp 1; các gen sẽ ảnh hưởng đến từng giai đoạn trong sự phát triển bệnh. Nhưng đó không phải hoàn toàn là nguyên nhân chính. Bởi bệnh còn phụ thuộc vào sự kết hợp giữa yếu tố tự nhiên và yếu tố nuôi dưỡng.

Môi trường của bạn, quá trình bạn lớn lên cho đến những thực phẩm bạn đã ăn, cũng góp một phần quan trọng.

3. Bạn có bao nhiêu phần trăm mắc tiểu đường?

Nếu bạn là một người cha mắc tiểu đường loại 1, con bạn có khoảng 1/17 cơ hội mắc tiểu đường loại 1 trong cuộc đời.

Đối với những bà mẹ bị tiểu đường tuýp 1 sinh con:

  • Nếu người mẹ mắc tiểu đường trước 25 tuổi, trẻ sẽ có 1/25 cơ hội.
  • Nếu người mẹ mắc tiểu đường ở 25 tuổi trở lên, trẻ có 1/100 cơ hội, giống như nguy cơ ở 1 người bình thường.
Cha mẹ mắc bệnh tiểu đường thì con cái cũng có khả năng mắc bệnh
Cha mẹ mắc bệnh tiểu đường thì con cái cũng có khả năng mắc bệnh

Một vài yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ:

  • Nếu cha mẹ bị tiểu đường trước 11 tuổi, nguy cơ của đứa trẻ sẽ tăng gấp đôi.
  • Nếu cả hai cha mẹ đều bị tiểu đường, nguy cơ của đứa trẻ có thể tăng lên tới 1/4.
  • Nếu cha mẹ cũng có một tình trạng gọi là hội chứng tự miễn đa tuyến loại 2, con của họ có khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 1 sẽ là 50%.

Trong trường hợp, bố mẹ bạn không mắc tiểu đường nhưng anh trai hoặc em gái mắc, bạn sẽ có khoảng 5% cơ hội mắc tiểu đường loại 1. Điều đó cũng giống khi bạn có cha hoặc mẹ mắc tiểu đường. Tuy nhiên, nếu trường hợp là anh em sinh đôi, thì tỷ lệ mắc bệnh của bạn có thể lên tới 50%.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

943 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan