Cách chữa bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, cách chữa bệnh chân tay miệng ở trẻ em chủ yếu là giải quyết các triệu chứng và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

1. Cách điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Theo đó, mục tiêu điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và các biện pháp điều trị tích cực để duy trì chức năng sống đối với những trường hợp nặng, đặc biệt khi có suy tuần hoàn, suy hô hấp:

  • Hạ nhiệt: Khi trẻ bị sốt cao từ 38,5 độ C trở lên, cần cho trẻ sử dụng ngay thuốc hạ nhiệt acetaminophen (paracetamol);
  • Bù đủ nước và điện giải: Cho trẻ uống dung dịch điện giải (oresol, hydrite);
  • Đối với trẻ có sốt và loét miệng, cần bổ sung vitamin C, kẽm...;
  • Điều trị loét miệng, loét họng: Lau sạch miệng trước và sau ăn bằng dung dịch glycerin borat. Các loại gel rơ miệng có tác dụng sát khuẩn và giảm đau, giải quyết tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn;
  • Khi phát hiện triệu chứng não – màng não: Cần dùng thuốc chống co giật và chuyển lên tuyến trên để điều trị chuyên sâu.

Bên cạnh đó, cần hướng dẫn cha mẹ nhận biết những dấu hiệu nguy cơ cao ở trẻ mắc bệnh tay chân miệng như sốt cao, li bì, nôn ói... để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.

Theo dõi kỹ các dấu hiệu lâm sàng chưa có nguy cơ từ 1 - 2 ngày hoặc sau 1 tuần khi bé bắt đầu hồi phục. Nếu trẻ có các dấu hiệu nặng hơn hoặc những triệu chứng bất thường, cần đưa trẻ tới viện ngay.

Cần lưu ý: Bệnh chân tay miệng ở trẻ em là bệnh nhiễm khuẩn do virus đường ruột, nên kháng sinh thường sẽ không có tác dụng trong việc chữa trị bệnh. Ngược lại, việc dùng kháng sinh tùy tiện có thể gây hại sức khỏe, khiến cho bệnh nặng hơn, tạo ra hiện tượng kháng thuốc trong cộng đồng, dẫn đến rất khó khăn cho việc điều trị bệnh nói chung và chữa bệnh chân tay miệng ở trẻ em nói riêng.

Biến chứng tay chân miệng
Trẻ bị tay chân miệng có các nốt ban trên da

2. Chăm sóc và dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng

Chế độ chăm sóc và dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh tay chân miệng cần được lưu ý:

  • Cần cho bệnh nhi dùng các loại thức ăn mềm, lỏng mà thường ngày trẻ ưa thích;
  • Hạn chế thức ăn cứng, cay, nóng, dễ gây kích thích;
  • Khi cho trẻ ăn, nên cẩn thận không đụng chạm đến các vết loét trong miệng trẻ vì dễ gây đau, trẻ sẽ sợ hãi không dám ăn;
  • Để bù nước và điện giải, có thể cho trẻ dùng nước ép hoa quả tươi. Nếu trẻ đang bú mẹ, nên tăng cường số lần và thời lượng bú;
  • Nếu trẻ lên cơn sốt cao, cần cho trẻ dùng dung dịch oresol, lau mát cho trẻ để hạ nhiệt. Nếu trẻ vẫn sốt cao, có thể dùng thuốc hạ nhiệt paracetamol, song cần chú ý về liều lượng dùng để tránh quá liều, sau đó cần đưa trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt.

3. Phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Rửa tay để phòng bệnh mùa hè cho trẻ
Sau khi tiếp xúc và chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay kỹ với xà phòng hoặc chất tẩy rửa

Hiện tại chưa có vắc-xin phòng bệnh chân tay miệng cho trẻ. Biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa và khống chế dịch là phòng lây lan từ người bệnh sang người lành. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:

  • Hạn chế việc tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết;
  • Sau khi tiếp xúc và chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay kỹ với xà phòng hoặc chất tẩy rửa;
  • Không được chọc vỡ các mụn nước hoặc bọng nước trên da trẻ vì dễ gây nhiễm trùng nặng hơn;
  • Vệ sinh các đồ dùng của trẻ (như đồ chơi) và lau dọn phòng cho trẻ bằng các dung dịch sát khuẩn phù hợp;
  • Cần theo dõi chặt chẽ những biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh;
  • Cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.

Khi phát hiện triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế, khoa nhi, bệnh viện nhi hoặc các cơ sở thăm khám, điều trị bệnh truyền nhiễm có chuyên khoa nhi.

Khoa Nhi tại Vinmec là một trong số ít bệnh viện đa chuyên khoa với đầy đủ các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, dinh dưỡng, tâm lý, nội tiết, gan mật giúp xử lý nhanh, kịp thời khi phát hiện ra các bệnh lý trong quá trình khám. Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

274.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan