Mối liên quan giữa chóng mặt và huyết áp

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Ngọc Phương Hòa - Bác sĩ Nội đa khoa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Nhiều người vẫn luôn tin rằng, giữa huyết áp và chóng mặt có một sự kết nối nào đó. Vì sao lại như thế? Và nếu có thì mối liên hệ giữa chóng mặt và huyết áp là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về vấn đề này.

1. Thế nào là huyết áp cao?

Huyết áp cao là bệnh thường gặp ở những người cao tuổi, béo phì hay những người mắc một số bệnh lý như tiểu đường, mỡ máu cao hoặc là do yếu tố di truyền.

Huyết áp tăng khi lực tác động lên thành động mạch của máu tăng lên, áp lực của máu quá cao khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để có đủ lượng máu cần cung cấp và bơm đi khắp cơ thể. Huyết áp cao dễ gây ra đột quỵ.

Mức huyết áp bình thường là 120/80 mmHg (huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương).

Nếu mức huyết áp của bạn từ 120/80 mmHg đến 139/89 mmHg thì gọi là tiền tăng huyết áp (có nguy cơ cao huyết áp). Nếu mức huyết áp từ 149/90 mmHg trở lên thì được gọi là cao huyết áp.

2. Thế nào là huyết áp thấp?

Huyết áp thấp thường có trị số huyết áp tâm thu bé hơn 90 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg.

Những bệnh nhân bị huyết áp thấp do mắc bệnh lý nào đó thường có hiện tượng huyết áp đang bình thường hoặc có thể cao từ trước bị đột ngột hạ thấp xuống, thường sẽ giảm từ 30-40 mmHg.

Huyết áp thấp ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, đặc biệt là với người cao tuổi.

3. Mối liên quan giữa chóng mặt và huyết áp

Mối liên quan giữa chóng mặt và huyết áp
Một số người ở mức huyết áp thấp (tức là dưới 100 mmHg) có thể sẽ cảm thấy chóng mặt

Huyết áp thấp và huyết áp cao đều có một sự liên quan ít nhiều đến cảm giác chóng mặt. Tuy nhiên chỉ một số người bị chóng mặt là do tăng huyết áp hay hạ huyết áp, phần lớn là do nguyên nhân khác.

  • Chóng mặt và huyết áp thấp:

Một số người ở mức huyết áp thấp (tức là dưới 100 mmHg) có thể sẽ cảm thấy chóng mặt. Trường hợp chóng mặt tụt huyết áp này cần sự thăm khám của bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.

Tuy nhiên nếu đây là mức huyết áp thường xuyên của bạn, tức là dù có chóng mặt hay không đều có mức huyết áp bị như vậy thì tình trạng chóng mặt của bạn không liên quan gì đến huyết áp.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc dùng để kiểm soát huyết áp như thuốc chẹn Alpha (kiểm soát dòng máu khi căng thẳng có thể khiến hạ huyết áp tư thế đứng khi ra khỏi giường hoặc tăng lên từ tư thế ngồi). Do tác dụng hạ huyết áp tạm thời của thuốc nên tình trạng chóng mặt xảy ra.

  • Chóng mặt và huyết áp cao:

Một số bệnh lý xảy ra khi huyết áp cao như các bệnh về tim mạch, tiền đình ốc tai,... có thể khiến cho người bệnh cảm thấy chóng mặt. Ngoài ra những bệnh nhân bị đột quỵ do cao huyết áp cũng sẽ có triệu chứng chóng mặt.

Như vậy có thể thấy, mối liên quan chính giữa chóng mặt và huyết áp là do việc không kiểm soát được huyết áp dẫn đến chứng chóng mặt cùng với các triệu chứng khác. Chỉ một số ít trường hợp bị chóng mặt là do huyết áp cao hoặc huyết áp thấp, trong khi phần lớn là do những nguyên nhân khác. Thường thì các trường hợp liên quan đến chóng mặt và huyết áp chỉ là số ít và được giải quyết nhanh chóng.

Thạc sĩ. Bác sĩ Bùi Ngọc Phương Hòa đã có hơn 24 năm công tác trong lĩnh vực chuyên khoa Tâm thần kinh. Bác sĩ Hòa nguyên là Phó Trưởng Khoa Thần Kinh - Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Quảng Ngãi và từng tham gia nhiều khóa đào tạo liên tục về Động Kinh, Tai Biến mạch máu não, Alzheimer, Rối loạn vận động, Lão khoa. Bệnh lý Nội Tiết.

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

41.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan