Điều trị hẹp niệu đạo, niệu quản tái phát với stent

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp và Gây mê, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Stent là một ống rỗng bằng nhựa dẻo được thiết kế đặc biệt để đặt vào niệu quản. Niệu quản là ống tự nhiên dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Chiều dài của các stent dùng cho bệnh nhân người lớn thay đổi từ 24 đến 30 cm. Đặt stent niệu quản là phương pháp mới đem lại hiệu quả trong điều trị hẹp niệu đạo tái phát.

1. Tổng quan về bệnh hẹp niệu đạo, niệu quản tái phát

1.1. Bệnh hẹp niệu đạo

Hẹp niệu đạo là tổn thương tương đối phổ biến và là một thách thức điều trị đối với các nhà ngoại khoa tiết niệu. Niệu đạo là một phần quan trọng của đường tiết niệu, đảm nhận nhiệm vụ chính là đưa nước tiểu ra ngoài cơ thể ở cả 2 giới.

Đối với nam giới, niệu đạo có vai trò quan trọng trong việc xuất tinh từ đường sinh dục.

1.1.1 Nguyên nhân của hẹp niệu đạo

Nguyên nhân của hẹp niệu đạo có thể do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như: Lậu, chlamydia, đã từng được đặt một ống thông tiểu hoặc máy soi vào niệu đạo, bệnh lý tuyến tiền liệt đã được phẫu thuật như mổ mở, mổ nội soi, chấn thương ở vùng chậu - tầng sinh môn: Vỡ khung chậu, ngã kiểu xoạc chân trên vật cứng, chấn thương trực tiếp vào dương vật... viêm niệu đạo tái phát nhiều lần.

1.1.2 Dấu hiệu nhận biết hẹp niệu đạo

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh này là:

  • Cảm giác tiểu khó, dòng chảy chậm, lượng nước tiểu giảm.
  • Có máu trong nước tiểu, đau bụng dưới, tiết dịch niệu đạo, nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Bệnh nhân không thể đi vệ sinh như bình thường mà phải được đặt một ống thông trên xương mu để đưa nước tiểu từ bàng quang ra ngoài.

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ cần khám lâm sàng, chụp hình niệu đạo bằng chụp X quang hoặc siêu âm, nội soi niệu đạo.

1.2. Bệnh hẹp niệu quản

Hẹp niệu quản ít gặp hơn hẹp niệu đạo nhưng điều trị triệt để cũng gặp nhiều khó khăn. Hẹp niệu quản là hậu quả của tổn thương lành tính (bẩm sinh, do sỏi, viêm nhiễm, sau điều trị) hoặc do tổn thương ác tính chèn ép từ bên trong hoặc từ bên ngoài vào.

Các đặc điểm lâm sàng có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây hẹp niệu quản. Một số dấu hiệu và triệu chứng thông thường bao gồm: Đau thắt lưng, cơn đau quặn thận; rối loạn tiểu tiện, tiểu máu, tiểu ít, tiểu đục; sốt...

Stent niệu đạo
Điều trị hẹp niệu đạo tái phát bằng phương pháp đặt stent

2. Điều trị hẹp niệu quản, niệu đạo tái phát

Điều trị hẹp niệu quản, niệu đạo phổ biến hiện nay tại Việt Nam là nong , phẫu thuật xẻ niệu quản, niệu đạo hẹp và phẫu thuật tạo hình niệu quản, niệu đạo. Các phương pháp này đều có nhược điểm là tỉ lệ tái phát cao, tới 50-60% theo một số nghiên cứu.

Điều trị hẹp niệu đạo tái phát không thể điều trị dứt điểm bằng thuốc mà phải thực hiện các biện pháp can thiệp khác bên ngoài. Phương pháp điều trị rất đa dạng, phụ thuộc vào chiều dài, vị trí và mô sẹo của đoạn hẹp. Các phương pháp điều trị bao gồm: nong làm rộng niệu đạo, cắt đoạn hẹp bằng laser hay dao cắt nội soi, đặt stent, phẫu thuật tạo hình cắt nối dùng vạt da hoặc mảnh ghép.

Trên thế giới, đặt stent điều trị hẹp niệu đạo và hẹp niệu quản là phương pháp tiếp cận ít sang chấn, cho hiệu quả cao.

Phòng mổ Hybrid
Đặt stent điều trị hẹp niệu đạo và hẹp niệu quản tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

3. Những lưu ý khi đặt stent điều trị hẹp niệu quản, niệu đạo

  • Nên uống ít nhất 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày
  • Báo ngay cho bác sĩ biết nếu xảy ra các tác dụng phụ khó chịu
  • Đi khám ngay nếu:
  • Đau thường xuyên và không thể chịu đựng nổi do stent
  • Có các triệu chứng và dấu hiệu của nhiễm trùng niệu (sốt, lạnh run, khó chịu và đau khi đi tiểu)
  • Stent rơi ra ngoài
  • Tiểu ra máu nhiều hơn một cách đáng kể.

Đối với hẹp niệu đạo, điều quan trọng là bệnh nhân cần được chẩn đoán sớm. Như vậy thì công tác điều trị sẽ đơn giản hơn, đồng thời khả năng tái phát cũng giảm đi phần nào.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hội tụ đầy đủ đội ngũ bác sĩ phụ khoa được đào tạo bài bản, giàu chuyên môn và kinh nghiệm; hệ thống trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn quốc tế; chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp, mang tới sự hài lòng và thoải mái cho khách hàng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan