Telemedine có vai trò gì trong phòng chống dịch SARS - CoV-2?

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Hiện nay dịch bệnh Covid-19 đang có diễn biến phức tạp nên các giải pháp hỗ trợ y tế từ xa (Telemedine) đảm nhận vai trò rất lớn trong công tác phòng chống dịch do virus SARS - CoV-2 gây ra. Đặc biệt, mô hình hỗ trợ này có thể thực hiện việc truyền tin chẩn đoán các bệnh lý khẩn cấp trong nhiều trường hợp.

1. Telemedicine là gì?

Telemedicine hay còn gọi là giải pháp y tế từ xa hoặc hỗ trợ y tế từ xa, chúng được thực hiện được bởi sử dụng các công cụ viễn thông và công nghệ thông tin nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa cho người bệnh.

Lần đầu tiên telemedicine được sử vào những năm 70 của thế kỷ 20 nhằm mục đích cung cấp các hoạt động y tế về khám chữa bệnh cho các khu vực xa xôi, hoặc bị cô lập do nhiều nguyên nhân nhằm cứu giúp người bệnh trong các tình huống y tế quan trọng. Việc này được thực hiện thông qua sử dụng công nghệ truyền âm thanh, hình ảnh và các thông tin dữ liệu y tế quan trọng 2 chiều.

Hình thức đơn giản nhất của telemedicine là nhà cung cấp dịch vụ y tế như bác sĩ, điều dưỡng và dược sỹ ... sử dụng điện thoại (chỉ có tiếng hoặc cả tiếng và hình – audiovision communication) để tư vấn các thông tin y học, bệnh tật, phương pháp điều trị hoặc theo dõi điều trị cho người bệnh.

Hình thức cao hơn nữa là sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin nghe nhìn (Information and Communication Technologies – ICT) sử dụng đường truyền băng thông rộng, các phụ kiện công nghệ giúp nhà cung cấp dịch vụ thu thập các thông tin lâm sàng bệnh nhân như mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở thông qua các camera công nghệ (camera nhiệt) kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI), đồng thời cũng kết nối được các dữ liệu thông tin bệnh nhân về tiền sử bệnh tật, tiền sử gia đình, tiền sử dùng thuốc và các điều trị trước đó cũng như các thông tin về xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh thông qua tích hợp hệ thống bệnh án điện tử (electronic medical record) và hệ thống lưu trữ chẩn đoán hình ảnh (PAGS). Ngoài ra các công nghệ hiện tại còn cho phép nhiều bác sĩ chuyên khoa có thể tham gia hội chẩn người bệnh nhanh nhất, mọi lúc mọi nơi để cho kết quả chẩn đoán và xử trí hiệu quả và an toàn nhất.

Telemedicine
Nhân viên y tế thực hiện chẩn đoán và tư vấn điều trị cho người bệnh qua telemedicine

Hiện tại Telemedicine đang được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như; giải pháp chẩn đoán hình ảnh từ xa (teleradiology),giải pháp các bệnh về da từ xa (teledermatology), giải pháp bệnh học từ xa (telepathology), giải pháp các bệnh tâm thần kinh từ xa (telepsychiatry), giải pháp các bệnh về mắt từ xa (teleopthamology), giải pháp cho các bệnh về thận từ xa (telenephrology), giải pháp cho các bệnh về sản phụ và sơ sinh (teleBestrics), giải pháp các bệnh ung thư từ xa (teleoncology), giải pháp phục hồi chức năng từ xa (telerehabilitation), giải pháp hồi sức tích cực từ xa (teleICU),....

Telemedicine
Telemedicine cho bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm

Hệ thống y tế Vinmec gồm hệ thống chuỗi các bệnh viện thành viên, trải dài khắp cả 3 vùng miền cả nước bao gồm cả hải đảo, nhằm mục đích đồng bộ hóa chất lượng khám chữa bệnh, giảm dủ do cho người bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tăng sự hài lòng của người bệnh cũng như nhân viên y tế ..., dự án telemedicine đã và đang được triển khai và phát triển từ năm 2018 với sự giúp đỡ của GS. Chris Farmer (MayO Clinic, nguyên chủ tịch Hội Hồi sức tích cực Hoa Kỳ - SCCM), Vera-ECare và công ty công nghệ IntouchHealth (Mỹ), khởi đầu áp dụng trong lĩnh vực Hồi sức cấp cứu/Hồi sức tích cực tại 07 bệnh viện là Vinmec Times City, Vinmec Central Park, Vinmec Nha Trang, Vinmec Phú Quốc, Vinmec Hạ Long, Vinmec Hải Phòng, Vinmec Đà nẵng và sau đó là telepathology, teleradiology, telecardiology ...

495 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan