Đau đầu ở trẻ em: Khi nào là nguy hiểm?

Đau đầu ở trẻ em có thể gây mờ mắt và cơn đau nhói, tình trạng này có thể kéo dài vài phút cho đến vài ngày. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đau đầu là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng. Việc phát hiện đau đầu và cách chữa đau đầu ở trẻ em đóng vai trò vô cùng quan trọng.

1. Triệu chứng đau đầu ở trẻ em

Trẻ em có triệu chứng bị nhức đầu giống người lớn, nhưng các triệu chứng của trẻ có thể khác nhau. Ví dụ, cơn đau đầu ở trẻ em có thể kéo dài dưới bốn giờ, trong khi ở người lớn, chứng đau nửa đầu kéo dài ít nhất bốn giờ.

1.1. Đau nửa đầu

Chứng đau nửa đầu có thể gây ra các triệu chứng như sau:

  • Đau nhói, đau như đập đầu dữ dội hoặc theo từng cơn
  • Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi trẻ gắng sức, cảm xúc khó chịu có khi khóc vì quá đau
  • Buồn nôn ít
  • Đau bụng
  • Nhạy cảm cao với ánh sáng và âm thanh tiếng động mạnh

Ngay cả trẻ sơ sinh cũng có thể bị đau nửa đầu. Tuy nhiên, trẻ còn quá nhỏ để có thể cho cha mẹ biết rằng trẻ đang bị đau.

1.2. Nhức đầu kiểu căng thẳng

Nhức đầu kiểu căng thẳng có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Cảm giác thắt chặt cơ bắp của đầu hoặc cổ
  • Đau nhẹ đến trung bình, không đau ở hai bên đầu
  • Cơn đau không trở nên tồi tệ hơn bởi hoạt động thể chất

Nhức đầu kiểu căng thẳng không kèm theo buồn nôn hoặc nôn như trường hợp đau nửa đầu thường xảy ra.

Ở trẻ nhỏ, trẻ có thể ít chơi và và muốn ngủ nhiều hơn. Nhức đầu kiểu căng thẳng có thể kéo dài từ 30 phút đến vài ngày.

1.3. Nhức đầu chùm

Nhức đầu chùm thường không phổ biến ở trẻ em dưới 10 tuổi. Các triệu chứng là:

  • Nhức đầu từ một ngày đến tám ngày
  • Gây đau nhói, cảm giác như đâm vào một bên đầu, thường kéo dài dưới ba giờ
  • Đi kèm với nước mắt, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hoặc bồn chồn hoặc kích động
  • Nhức đầu kinh niên hàng ngày

Các bác sĩ sử dụng cụm từ "nhức đầu kinh niên hàng ngày" (CDH) cho chứng đau nửa đầu và nhức đầu do căng thẳng xảy ra hơn 15 ngày một tháng. CDH có thể gây ra bởi nhiễm trùng, chấn thương đầu nhỏ hoặc trẻ dùng thuốc giảm đau - ngay cả thuốc giảm đau không cần kê toa - quá thường xuyên.

Trẻ đau đầu
Trẻ em có triệu chứng bị nhức đầu giống người lớn, nhưng các triệu chứng của trẻ có thể khác nhau

2. Cách chữa đau đầu ở trẻ em

Các phương pháp điều trị đau đầu cho trẻ em như: nghỉ ngơi đầy đủ, uống thuốc, thay đổi thói quen sống và sử dụng các liệu pháp.

  • Nếu đau đầu cho trẻ em do căng thẳng hoặc bị chứng đau căng đầu, hãy cho bé nghỉ ngơi.
  • Thuốc giảm đau ibuprofen hoặc acetaminophen thường được dùng để dùng để điều trị đau đầu cho trẻ em. Tuy nhiên, bạn không nên cho bé dùng aspirin. Cách tốt nhất là bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng thuốc.
  • Để điều trị chứng đau nửa đầu, bác sĩ kê cho bé uống Antofan, một loại thuốc an toàn và hiệu quả cho các bé. Loại thuốc này sẽ giúp giảm đau, kiểm soát các triệu chứng nôn, buồn nôn.
  • Lưu ý, không được cho trẻ dưới 16 tuổi sử dụng aspirin do có thể gây hội chứng Reye nguy hiểm. Không cho trẻ uống quá nhiều thuốc giảm đau bởi khi thuốc hết tác dụng, trẻ sẽ cảm thấy cơn đau dữ dội hơn và có thể dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc giảm đau

Nếu bé gặp các vấn đề về tâm lý như trầm cảm hoặc lo lắng thì bạn nên sử dụng các liệu pháp để điều trị.

  • Các liệu pháp như yoga, các bài tập thở và thiền cũng giúp giảm bớt căng thẳng. Liệu pháp nhận thức – hành vi thường được sử dụng để điều trị chứng trầm cảm.
  • Phục hồi sinh học là một liệu pháp giúp cải thiện tình trạng đau đầu ở trẻ em bằng cách kiểm soát các hoạt động của cơ thể xảy ra một cách vô thức như nhịp tim, huyết áp... Nhờ việc kiểm soát các phản ứng cơ bản trong cơ thể, phương pháp này sẽ giúp kiểm soát và xác định chính xác các yếu tố gây đau, do đó nâng cao được hiệu quả điều trị và phòng ngừa cơn đau.
  • Châm cứu và xoa bóp cũng giúp giảm chứng đau căng đầu.

Các chất như magiê, riboflavin và Coenzyme Q-10 cũng làm giảm thời gian cơn đau kéo dài.

Yoga trẻ em
Các bài tập yoga có thể giảm bớt căng thẳng ở trẻ, giảm thiểu tình trạng đau đầu do căng thẳng

3. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ đau đầu?

  • Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc để giảm căng thẳng, mệt mỏi. Cho trẻ uống nhiều nước hoặc các đồ uống không chứa caffein để tránh bị mất nước. Để trẻ nằm nghỉ ngơi thư giãn trong phòng tối, mát mẻ.
  • Hãy làm tất cả những việc có thể để làm giảm tình trạng stress cho trẻ khi trẻ bị đau đầu do căng thẳng hay do cơn migraine. Hướng trẻ tuân theo một lịch trình ăn và ngủ đều đặn có thể giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Đối với cơn đau đầu ở trẻ em do căng thẳng, bạn có thể hướng dẫn trẻ những kỹ thuật thư giãn như các bài tập thở sâu. Ngoài ra, trẻ có thể nghe băng, đĩa CD (các loại nhạc nhẹ nhàng, âm thanh tiếng suối chảy v.v...) hoặc bạn có thể đọc truyện cho trẻ nghe.
  • Thử xoa bóp vai và phần sau cổ cho trẻ, chườm đá vào những vị trí đau có thể giúp giảm cơn đau đầu ở trẻ em.
  • Nếu cơn đau đầu ở trẻ em khiến trẻ bị suy nhược cơ thể và không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy sớm đưa trẻ đi khám bác sỹ để có phương pháp điều trị kịp thời.

4. Khi nào đau đầu ở trẻ em là nguy hiểm

Nếu thỉnh thoảng xuất hiện tình trạng đau đầu ở trẻ em và những thời điểm khác trẻ vẫn bình thường thì bạn cũng không cần thiết phải lo lắng nhiều. Tuy nhiên, với các dấu hiệu như trên, khi cơn đau đầu ở trẻ em xuất hiện vào buổi sáng sớm và khiến trẻ không thể ngủ ngon, hoặc cơn đau tăng dần và diễn ra thường xuyên hơn thì đây có thể là dấu hiệu báo trước một căn bệnh nguy hiểm nào đó.

Hãy đưa trẻ đi khám bác sỹ nếu bạn thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng kể trên, hoặc trẻ bị thay đổi thị lực, yếu cơ hay co giật. Ngoài ra, cũng cần đưa trẻ đi khám ngay nếu trẻ bị đau đầu dữ dội hoặc cơn đau đầu khiến trẻ không thể tham gia các hoạt động hàng ngày.

Trẻ đau đầu
Hãy đưa trẻ đi khám bác sỹ nếu bạn thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng kể trên, hoặc trẻ bị thay đổi thị lực

5. Khám đau đầu cho trẻ ở đâu?

Khi xuất hiện triệu chứng đau đầu ở trẻ mà không rõ nguyên nhân, bố mẹ có thể đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh hoặc trung ương (trường hợp bệnh chuyển nặng).

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được đầu tư về máy móc, trang thiết bị phục vụ việc thăm khám. Bệnh viện có đầy đủ máy móc như: Chụp cộng hưởng từ MRI 3.0 Tesla, PET-CT scan, chụp cắt lớp vi tính CT scan, chẩn đoán mô bệnh học, xét nghiệm gen - tế bào...

Khoa được đầu tư bài bản với hệ thống phòng khám, phòng nội trú đạt tiêu chuẩn và có riêng khu vực vui chơi cho các bé. Không gian của khoa được trang trí rực rỡ, đầy màu sắc, tạo tâm lý vui vẻ cho các bé khi đến đây khám bệnh, giúp trẻ hết sợ hãi và làm quen với môi trường của bệnh viện.

Nếu có nhu cầu khám bệnh tại Hệ thống Y tế Vimec trên toàn quốc, Khách hàng vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

178.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan