Có cần ngừa thai ở tuổi tiền mãn kinh - mãn kinh?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mận - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Mặc dù khả năng phụ nữ tiền mãn kinh có mang thai thấp hơn so với phụ nữ trẻ, nhưng việc mang thai vẫn có thể xảy ra trong giai đoạn chuyển tiếp này. Rất ít phụ nữ tiền mãn kinh mong muốn mang thai do liên quan đến nguy cơ sức khỏe của mẹ và em bé. Vì vậy các biện pháp tránh thai rất quan trọng đối với phụ nữ tiền mãn kinh.

1. Tôi có thể mang thai khi đã tiền mãn kinh hay không?

Câu trả lời là có. Mặc dù suy giảm khả năng sinh sản trong giai đoạn tiền mãn kinh nhưng bạn vẫn có khả năng mang thai do đó, nếu bạn không muốn mang thai, bạn nên sử dụng một số biện pháp tránh thai sinh sản cho đến khi bạn đến tuổi mãn kinh. Mãn kinh có nghĩa là bạn không có kinh nguyệt liên tục trong vòng 12 tháng, khi đến tuổi mãn kinh thì bạn sẽ không có khả năng mang thai nữa do không có sự rụng trứng.

Đối với một số phụ nữ, việc mang thai có thể khó khăn một khi họ ở độ tuổi cuối 30 đến đầu 40 do suy giảm khả năng sinh sản. Nếu bạn đang có nhu cầu mang thai thì các phương pháp hỗ trợ sinh sản có thể giúp bạn mang thai an toàn.

2. Mãn kinh có mang thai được không?

Dùng bao cao su có an toàn không?
Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh vẫn cần thực hiện các biện pháp tránh thai khi chưa chắc chắn mình đã đến tuổi mãn kinh

Nếu bạn đã ở thời kỳ mãn kinh thực sự thì sẽ không thể có mang thai tự nhiên được nữa do không có sự rụng trứng. Tuy nhiên, trước thời kỳ mãn kinh thực sự này, phụ nữ sẽ trải qua thời kỳ tiền mãn kinh với các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt như không đều, tăng giảm lượng máu kinh bất thường hoặc mất kinh nguyệt một thời gian. Do đó, một số phụ nữ thấy mất kinh trong vòng vài tháng thì nghĩ mình đã mãn kinh rồi, nhưng trên thực tế do sự thay đổi về hormone nên chu kỳ kinh nguyệt phát sinh bất thường, tự nhiên biến mất và đột nhiên xuất hiện trở lại. Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh vẫn cần thực hiện các biện pháp tránh thai khi chưa chắc chắn mình đã đến tuổi mãn kinh.

3. Bây giờ tôi đã bắt đầu mãn kinh, tôi có nên thực hiện các biện pháp tránh thai hay không?

Nếu bạn chưa đến thời kỳ mãn kinh thì bạn nên tiếp tục sử dụng các biện pháp tránh thai. Sau khi mãn kinh, bạn nên tiếp tục thực hành các kỹ thuật tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su latex để giảm nguy cơ nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.

4. Tôi đang tiền mãn kinh và được cho biết nên uống thuốc tránh thai liều thấp. Tại sao?

Thuốc tránh thai liều thấp được sử dụng phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh do thuốc có tác dụng điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và tránh thai. So với thuốc tránh thai thông thường, thuốc estrogen liều thấp toàn hơn cho phụ nữ tiền mãn kinh. Trong khi thuốc tránh thai thông thường chứa 30 đến 50 microgam estrogen, thì những viên thuốc liều thấp này chỉ chứa 0,3 đến 0,45 microgam và có thể tăng lên khi cần thiết.

5. Những lợi ích của việc dùng thuốc tránh thai liều thấp là gì?

Ngoài việc tránh mang thai, thuốc thường có thể điều chỉnh triệu chứng kinh nguyệt nặng hoặc không đều và có thể bảo vệ người bệnh khỏi ung thư buồng trứng và tử cung. Thuốc cũng có thể ngăn ngừa mất xương, từ đó phòng tránh được loãng xương. Tuy nhiên, phụ nữ có tiền sử ung thư vú, cục máu đông hoặc bệnh tim mạch hoặc phụ nữ hút thuốc thì không nên sử dụng thuốc tránh thai liều thấp.

6. Các biện pháp tránh thai tuổi tiền mãn kinh

Biện pháp tránh thai
Nên tiếp tục tránh thai trong thời kỳ tiền mãn kinh và trong khoảng 12 tháng liên tiếp sau khi kinh nguyệt chấm dứt hoàn toàn.

Đối với phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, các lựa chọn kiểm soát sinh sản bao gồm:

  • Thuốc estrogen-proestin dưới dạng viên uống hoặc đặt vòng
  • Thuốc proestin, chẳng hạn như levonorgestrel (Mirena, Skyla), thuốc tránh thai cấy ghép dưới da etonogestrel (Nexplanon), hoặc Viên uống tránh thai chỉ chứa progestin cũng giúp phụ nữ giảm nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung.
  • Miếng dán estrogen-proestin được sử dụng nếu bạn không có nguy cơ bị cục máu đông hoặc rối loạn chảy máu khác. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng miếng dán này do trong một miếng dán có chứa cả estrogen và proestin do làm tăng nguy cơ đông máu so với các hình thức tránh thai estrogen-proestin khác dưới dạng thuốc viên hoặc vòng âm đạo.
  • Kỹ thuật triệt sản vĩnh viễn như thắt ống dẫn trứng
  • Dù bạn chọn phương pháp nào, các bác sĩ thường khuyên bạn nên tiếp tục tránh thai trong thời kỳ tiền mãn kinh và trong khoảng 12 tháng liên tiếp sau khi kinh nguyệt chấm dứt hoàn toàn.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói khám và tư vấn sức khỏe tuổi tiền mãn kinh. Khi đăng ký gói khám, khách hàng sẽ được khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Phụ khoa; Thực hiện các xét nghiệm đánh giá tình trạng nội tiết tố như:

  • Khám chuyên khoa Phụ khoa
  • Khám phụ khoa, khám vú
  • Siêu âm tử cung, buồng trứng qua đường bụng
  • Lấy bệnh phẩm làm phiên đồ tế bào cổ tử cung – âm đạo
  • Chụp Xquang tuyến vú (2 bên)
  • Đo độ loãng xương
  • Thực hiện các xét nghiệm khác để phát hiện các bệnh lý tiền mãn kinh nếu có.

Đối tượng sử dụng:

Phụ nữ trong lứa tuổi 45-55, có thể trẻ hơn (khi mắc chứng suy sớm buồng trứng), có bất thường về kinh nguyệt, rối loạn tình dục, nghi ngờ rối loạn nội tiết, hoặc có nhu cầu sử dụng liệu pháp hormone thay thế, hoặc muốn chuẩn bị cho bản thân bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.

Khách hàng có các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, chịu căng thẳng kéo dài, đang điều trị ung thư, đã phẫu thuật cắt bỏ 1 hoặc 2 buồng trứng.

Khách hàng có các triệu chứng như bất thường về kinh nguyệt, bị rối loạn tình dục, có những thay đổi về tâm lý, giấc ngủ

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Mayoclinic.org và Webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

31.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan