Cảnh giác với nấm bẹn

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Thu Hằng - Bác sĩ Da Liễu, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Nấm bẹn là bệnh da liễu có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, song phần lớn xuất hiện ở nam giơi. Bệnh nấm bẹn gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như làm tổn thương da, ảnh hưởng đến đời sống tình dục và dễ lan trên diện rộng.

1. Nấm bẹn là bệnh gì?

Nấm bẹn là một bệnh da liễu nằm ở vị trí da nhạy cảm nên thường khiến người bệnh có tâm lý ngại ngùng, hay dấu bệnh. Nấm bẹn thường xuất hiện ở vùng da dưới đùi, háng bị nhiễm nấm. Bệnh có thể lây nhiễm từ động vật sang người, hoặc từ người sang người hoặc từ vùng da này sang vùng da khác.

Bệnh nấm da bẹn phát triển mạnh trong môi trường nóng ẩm, người bệnh hay mặc quần áo ẩm ướt, vệ sinh kém hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Bệnh nấm da bẹn có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng, đổ tuổi, tuổi tác. Song đối chiếm tỉ lệ mắc bệnh cao nhất là nam giới.

2. Triệu chứng của nấm bẹn

Khi mắc bệnh nấm bẹn, người bệnh có các triệu chứng điển hình:

  • Khu vực vùng kín xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, kèm theo hiện tượng ẩm ướt và mảng da nổi mẩn đỏ.
  • Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện từ vùng bẹn lên đùi và có thể lan sang các vùng da khác xung quanh hậu môn và có thể tấn công bộ phận sinh dục.
  • Vùng da tổn thương có màu hồng, sau đó đỏ sẫm và có viền rõ rệt. Tiếp đó đóng vảy và có các mụn nhỏ mọc lấm tấm xung quanh ở khu vực giữa vùng da có vẻ lành lạnh và ít mụn.

Nấm da bẹn xuất hiện do vi khuẩn E. Floccosum và T. rubrum. Bên cạnh đó bệnh cũng xuất hiện do một số nguyên nhân khác: mặc đồ quá chật, mặc đồ lót bẩn, môi trường ẩm ướt, sử dụng khăn lau ẩm ướt, không giữ vệ sinh vùng kín, lây nhiễm do dùng chung đồ ngủ.

Nấm bẹn
Nấm bẹn gây ngứa ngáy, kèm theo hiện tượng ẩm ướt và mảng da nổi mẩn đỏ

3. Bệnh nấm bẹn có nguy hiểm không?

Bệnh nấm da bẹn xuất hiện ở vị trí nhạy cảm nên nhiều bệnh nhân thường tự tin và ngại đi khám. Đây chính là lý do khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh nấm bẹn gây hệ lụy nặng nề cho sức khỏe và cuộc sống như sau:

3.1 Làm suy giảm chất lượng cuộc sống

Nấm bẹn thường gây ngứa ngáy, khó chịu khiến cho người bệnh bứt rứt. Cơn ngứa thường xuất hiện liên tục khiến người bệnh mất tập trung khi làm việc, cảm thấy ngại khi ngồi gần mọi người. Từ đó dẫn đến tâm trạng bất ổn, dễ cáu gắt, giảm khả năng sáng tạo.

3.2 Gây tổn thương da

Nấm da bẹn gây tổn thương nghiêm trọng cho vùng da ở bẹn. Nấm gây đỏ da, hình thành mụn, tróc vảy, khô ráp và sần sùi gây mất thẩm mỹ. Thêm nữa, bệnh gây ngứa ngáy khiến bệnh nhân phải gãi thường xuyên gây bong da dễ dẫn đến nhiễm trùng da, tổn thương da và khó điều trị triệt để.

3.3 Nấm bẹn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tình dục

Tác hại nguy hiểm của bệnh nấm bẹn là ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống tình dục và dễ gây lây nhiễm cho bạn tình. Hầu hết những người bị bệnh này thường tránh né chuyện giường chiếu, e ngại phát sinh quan hệ tình dục. Từ đó gây khó chịu cho vợ hoặc chồng. Mặt khác, biểu hiện lâm sàng của bệnh này khá giống bệnh giang mai, lậu, sùi mào gà nên dễ bị nhầm lẫn... Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc gia đình.

3.4 Dễ lây lan sang vùng da khác

Nấm ở bẹn có thể lan nhanh chóng da các vùng da khác, nhất là cơ quan sinh dục. Từ đó có thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm cho cơ quan sinh dục, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người bệnh.

4. Phương pháp điều trị nhiễm nấm bẹn

Nấm bẹn
Thuốc điều trị nấm bẹn còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý cụ thể

Hiện nay, thuốc điều trị nấm bẹn phổ biến là dung dịch cồn BSI gồm các thành phần acid benzoic, acid salicylic, lod; cồn antimycose chứa acid benzoic + acid salicylic + acid boric; dung dịch ASA gồm acid acetylsalicylic, natri salicylat.

Ngoài ra còn một số thuốc dùng tại chỗ dạng kem bôi khác với dẫn chất imidazol như miconazol, ketoconazol, econazol... Nếu tổn thương nấm quá rộng có thể phải dùng kết hợp thuốc điều trị tại chỗ với thuốc uống để diệt nấm như itraconazole, fluconazole, ketoconazol...

Tuy nhiên, việc dùng loại thuốc nào và với hàm lượng nào thì còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý cụ thể bạn đang mắc phải. Do đó bạn nên đi khám tại chuyên khoa da liễu để xác định đúng bệnh và dùng thuốc thích hợp.

  • Thoa kem rộng ra ngoài vùng da bình thường khoảng 4-6 cm ngoài vết ban.
  • Thời gian điều trị theo hướng dẫn sử dụng. Thời gian điều trị khác nhau giữa các loại kem khác nhau.

Trong quá trình dùng thuốc trị nấm, bạn cần lưu ý tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt về thời gian cần điều trị liên tục cho đến khi da lành và cần tiếp tục dùng thuốc ít nhất 2 tuần nữa để tránh bệnh tái phát.

Nấm bẹn là bệnh lý dễ lây lan toàn thân và dễ tái phát nên để phòng ngừa, ngoài việc sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn, bạn nên diệt nấm ở những đồ dùng cá nhân như quần áo, màn, gối... bằng cách luộc trong nước sôi trong vòng 15 phút, rắc bột chống nấm, đặc biệt không mặc chung quần áo với người khác, tránh làm việc ở những nơi ẩm ướt, tránh ra mồ hôi nhiều và vệ sinh thân thể sạch sẽ.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu với nhiều năm kinh nghiệm sẽ tư vấn, thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng các bệnh lý thường gặp ở khoa da liễu như: Nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi mào gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,... Và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp tối ưu nhất để mang lại sức khỏe trọn vẹn cho khách hàng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.

270.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • thuốc dezor cream
    Công dụng thuốc Dezor

    Thuốc Dezor có thành phần chính là Ketoconazole. Loại thuốc này được dùng để điều trị nhiễm nấm ngoài da do Dermatophyte như nấm bẹn, nấm thânnấm bàn tay/ bàn chân, lang ben, nhiễm Candida da và viêm da tiết ...

    Đọc thêm
  • philtenafin
    Công dụng thuốc Philtenafin

    Philtenafin thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu, được dùng để điều trị nhiễm nấm ở da, móng tay, móng chân, lang ben. Thuốc Philtenafin được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ hoặc người có chuyên ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Itaspor
    Công dụng thuốc Itaspor

    Itaspor thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm được sử dụng để điều trị trong những trường hợp nhiễm nấm. Dưới đây là thông tin chi tiết về Itaspor là thuốc gì và ...

    Đọc thêm
  • Tolmasa
    Công dụng thuốc Tolmasa

    Tolmasa là thuốc chống nấm với thành phần chính là Clotrimazol, được dùng trong điều trị tại chỗ các bệnh nấm gây nên. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc thông tin về cách dùng, lưu ý và ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Opeaka
    Công dụng thuốc Opeaka

    Opeaka có thành phần chính là thuốc Ketoconazole được dùng để bôi ngoài da điều trị tại chỗ cho bệnh lý do nhiễm nấm. Vậy thuốc Opeaka có công dụng như thế nào, cách sử dụng và lưu ý gì ...

    Đọc thêm