Các yếu tố nguy cơ gây sót nhau sau sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình - Bác sĩ Chuyên khoa sản - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Rất nhiều phụ nữ không nhận ra việc sinh em bé vẫn chưa hoàn thành khi nhau thai chưa được đưa ra khỏi tử cung hoàn toàn. Đối với hầu hết các trường hợp, quá trình này sẽ xảy ra sau khi em bé sinh qua đường âm đạo (sinh thường), tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, quá trình này không xảy ra tự nhiên, dẫn đến hiện tượng một phần nhau thai không được đẩy hết ra ngoài mà vẫn sót lại trong tử cung.

1. Sót rau sau sinh là gì?

Sau khi sinh, bà bầu sẽ được xổ nhau thai để lấy hết phần nhau thai ra khỏi tử cung. Tuy nhiên, một số trường hợp nhau thai không được xổ ra hết, mà sót lại trong bụng thì sẽ ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe của sản phụ. Do đó, sau sinh bà bầu cần chú ý tới những dấu hiệu sót nhau thai để phát hiện kịp thời.

Nếu nhau thai vẫn còn bên trong tử cung, hậu quả có thể đe dọa đến tính mạng, dẫn đến nhiễm trùng và thậm chí tử vong.

2. Nguyên nhân sót nhau thai

Có ba lý do chính dẫn đến sót nhau thai sau sinh:

  • Đờ tử cung (Uterine Atony): Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra sót nhau thai do tử cung không co bóp đủ hoặc ngừng co bóp để đẩy nhau thai đi ra khỏi tử cung.
  • Nhau thai bị mắc kẹt: Xảy ra khi nhau thai tách ra khỏi tử cung nhưng bị mắc kẹt phía sau cổ tử cung kín, khi cổ tử cung bắt đầu đóng trước khi nhau thai bị loại bỏ hoàn toàn.
  • Nhau tiền đạo là bánh ra không bám đáy tử cung mà một phần hoặc toàn bộ bánh rau bám ở vùng đoạn dưới tử cung và cổ tử cung, làm cản trở đường đi của thai nhi chuyển dạ. Có 4 loại nhau tiền đạo gồm: Nhau bám thấp (bờ bánh nhau bám ở đoạn dưới tử cung, chưa đến lỗi trong cổ tử cung), nhau bám mép (bờ bánh nhau bám đến bờ lỗ trong cổ tử cung), nhau tiền đạo bán trung tâm (bánh nhau che kín một phần lỗ trong cổ tử cung), Nhau tiền đạo trung tâm (bánh nhau che kín hoàn toàn lỗ trong cổ tử cung).
  • Nhau cài răng lược (placenta percreta) là khi một phần hay toàn bộ bánh nhau xâm lấn và không thể tách rời khỏi thành tử cung. Bình thường sau khi sinh, bánh nhau sẽ tự tách rời khỏi thành tử cung và được sổ ra ngoài nhưng khi bị nhau cài răng lược bánh nhau không thể bong khỏi tử cung và là nguyên nhân gây ra các tình trạng băng huyết sau sanh, rối loạn đông cầm máu, sót rau... thậm chí tử vong cho người mẹ.
Các yếu tố nguy cơ gây sót nhau sau sinh
Rau tiền đạo là một trong những nguyên nhân dễ bị sót nhau sau sinh

3. Yếu tố nguy cơ gây sót nhau sau sinh

  • Sinh non hoặc sinh con trước tuần thứ 34 của thai kỳ.
  • Thùy nhau thai (Lobulated placenta).
  • Tiền sử mắc sót rau ở các lần trước
  • Đã có 5 lần sinh
  • Mang thai sau 35 tuổi
  • Thai chết non
  • Kéo dài giai đoạn thứ nhất hoặc thứ hai của chuyển dạ
  • Sản phụ có tiền sử phẫu thuật tử cung

Nếu sản phụ có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào ở trên, hãy nói cho bác sĩ biết để được tư vấn chăm sóc sức khỏe và các cách để phòng tránh sót rau sau sinh.

4. Những triệu chứng của sót nhau sau sinh sản phụ cần chú ý

Khi có nhau thai bị sót trong cơ thể, sản phụ sẽ gặp các triệu chứng trong một ngày sau khi sinh, bao gồm:

  • Sốt
  • Dấu hiệu sót nhau thai dễ nhận biết nhất là ra nhiều máu sau sinh. Nhiều người thường nhầm lẫn đó là sản dịch. Tuy nhiên, máu do sót nhau có màu đen, mùi hôi khó chịu, kèm theo những cơn đau âm ỉ kéo dài ở vùng bụng dưới.
  • Xuất hiện mùi hôi trong dịch nhờn âm đạo
  • Chảy máu dai dẳng
  • Chuột rút và co thắt nghiêm trọng
  • Sữa về chậm

5. Điều trị sót nhau sau sinh

  • Loại bỏ nhau thai bằng tay: Bác sĩ thực hiện việc này trong phòng sinh hoặc phòng mổ. Bác sĩ sẽ đặt ống thông tiết niệu để dẫn nước tiểu ra ngoài và làm trống bàng quang, cho sản phụ dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch để ngăn ngừa nhiễm trùng. Sản phụ cũng sẽ được gây tê cục bộ, cột sống hoặc ngoài màng cứng. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt tay vào bên trong tử cung để loại bỏ nhau thai. Sản phụ có thể cần thêm thuốc tiêm tĩnh mạch sau khi cắt bỏ nhau thai bằng tay để giúp tử cung co lại.
  • Kéo dây rốn có kiểm soát (controlled cord traction): Kỹ thuật này được thực hiện khi nhau thai được tách ra khỏi tử cung, nhưng vẫn không thể ra ngoài. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng kéo dây rốn để giúp nhau thai ra khỏi tử cung và cơ thể sản phụ.
  • Nạo tử cung (Curettage) một thủ thuật được thực hiện bởi bác sĩ phụ khoa để làm sạch tử cung từ những phần còn sót lại của phá thai không hoàn chỉnh, nhau thai sau khi sinh bình thường hoặc sinh môt.
Các yếu tố nguy cơ gây sót nhau sau sinh
Nạo tử cung điều trị sót nhau sau sinh

  • Cắt tử cung: Trong trường hợp nhau cài răng lược (placenta percreta), nơi nhau thai phát triển sâu vào tử cung thì việc cắt tử cung có thể phải thực hiện trong trường hợp cần thiết để cứu sống sản phụ. Tuy nhiên, khi thực hiện cắt tử cung thì sản phụ không thể có thai trong tương lai.
  • Bác sĩ cũng sẽ kê toa một số loại thuốc kháng sinh đường uống sau bất kỳ phương pháp điều trị nào ở trên để ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng.

Việc đảm bảo nhau thai đã ra ngoài hết khỏi tử cung, dù là mẹ sinh thường hay đẻ mổ, không chỉ phụ thuộc vào tình trạng của mẹ mà còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của bác sĩ sản phụ khoa cũng như chăm sóc sau sinh cho bà mẹ. Với chương trình Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, mẹ và bé sẽ được chăm sóc cũng như theo dõi không chỉ trước và trong sinh nở, mà còn được chăm sóc sau sinh. Sức khỏe của mẹ sẽ được phục hồi nhanh nhất, tránh biến chứng về sau.

Để biết thêm về các chương trình Thai sản trọn gói của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách có thể gọi điện theo số hotline 0243 9743 556 hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

Bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình có kinh nghiệm trên 13 năm trong lĩnh vực khám chữa bệnh Sản phụ khoa, có chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Sản Phụ khoa như:

  • Khám sàng lọc các bệnh lý cho mẹ và bé trước sinh
  • Sinh thiết gai nhau, chọc ối..
  • Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi ( siêu âm 3D, 4D)
  • Theo dõi sinh, đỡ sinh các trường hợp sinh thường, sinh khó
  • Khám điều trị các bệnh lý tiền sản giật, nhau tiền đạo, thai kỳ kèm các bệnh lý nội khoa phức tạp...
  • Phẫu thuật lấy thai các trường hợp mổ lấy thai lần 1, lần 2, lần 3...
  • Khám, điều trị các bệnh lý phụ khoa.
  • Khám, tư vấn các cặp vợ chồng hiếm muộn

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

31.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan