Bổ sung sắt trong thai kỳ: Làm sao để không táo bón?

Tác dụng phụ rất hay gặp khi uống sắt là bị táo bón. Vì tác dụng phụ này mà nhiều bà bầu phải bỏ dở việc bổ sung sắt dẫn đến tình trạng bị thiếu máu.

1. Uống sắt có tác dụng gì?

Sắt đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể từ hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ miễn dịch đến sự phát triển của các cơ quan nhận thức. Bên cạnh đó sắt còn là nhân tố không thể thiếu trong sư phát triển và phân chia tế bào.

Một người bình thường cần một lượng sắt là 15mg/ngày, tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai thì con số này tăng lên gấp đôi tức là 30mg/ngày. Việc thiếu máu ở phụ nữ mang thai dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non.

2. Vì sao uống sắt gây táo bón?

Một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất khi dùng thuốc sắt đối với phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc thậm chí ở những người không mang thai là táo bón. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng táo bón khi sử dụng thuốc sắt.

Bổ sung sắt trong thai kỳ: Làm sao để không táo bón?
Bà bầu nên lựa chọn loại dung dịch sắt uống uy tín không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

  • Việc không cung cấp đủ lượng nước cần thiết khiến cơ thể không hấp thu được những khoáng chất trong một số loại sắt. Do thành phần các khoáng chất có trong loại sắt không hấp thu được vào cơ thể, toàn bộ lượng khoáng chất đấy được thải ra ngoài bằng đường phân hay nước tiểu và vô tình nó trở thành gánh nặng đối với hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ bị táo bón.
  • Táo bón cũng là triệu chứng trong thường gặp trong thai kỳ do sự thay đổi các hormone trong cơ thể và sự phát triển từng ngày của thai nhi trong bụng. Những yếu tố đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường ruột, gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn dẫn đến dễ bị táo bón.

Ngoài ra thành phần của thuốc cũng như quy trình sản xuất được áp dụng để tạo nên viên thuốc có thể là nguyên nhân gây táo bón. Bà bầu nên lựa chọn loại dung dịch sắt uống uy tín không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

3. Làm sao để uống sắt không bị táo bón?

Nhiều bà bầu thường vì ngại bị táo bón mà không tiếp tục bổ sung sắt nữa tuy nhiên như vậy sẽ khiến các bà bầu có nguy cơ cao bị thiếu sắt, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Cách tốt nhất mà các bà mẹ cần làm là chọn loại sắt tốt và không gây tác dụng phụ.

Thông thường, các chế phẩm sắt hiện nay có 2 loại: sắt vô cơ và sắt hữu cơ

Bổ sung sắt trong thai kỳ: Làm sao để không táo bón?
Phân biệt sắt vô cơ và sắt hữu cơ

  • Sắt vô cơ sẽ giải phóng ồ ạt các ion sắt vì lượng ion sắt cao ở ngoài tế bào ruột sẽ hấp thu bị động qua khoảng gian bào vào trong máu làm lượng ion sắt trong máu tăng cao, gây lắng đọng sắt. Các ion sắt giải phóng nhiều ở dạ dày, ruột không hấp thu hết cũng sẽ gắn kết bất thường với thức ăn, lắng đọng tại dạ dày, ruột gây tổn thương đường tiêu hóa và gây các tác dụng phụ.
  • Còn sắt hữu cơ được hấp thu thông qua chủ động và có kiểm soát theo nhu cầu cơ thể vào trong máu, đưa sắt về các cơ quan đích như tủy xương để sản xuất hồng cầu hoặc về dự trữ ở gan, không gây lắng đọng sắt ở tổ chức nội tiết, tim, gan. Khi hấp thu đủ, cả phức hợp sắt thừa sẽ đào thải qua đường tiêu hóa.

Do đó các bà bầu nên chọn các loại thuốc chứa sắt dưới dạng sắt hữu cơ như Ferrovit, Tophem,.... Bên cạnh đó thực hiện một chế độ ăn uống khoa học cũng làm giảm nguy cơ táo bón khi sử dụng thuốc sắt như uống đủ nước, ăn uống lành mạnh, tích cực ăn rau xanh, trái cây cùng các thực phẩm cung cấp chất xơ cho cơ thể và đồng thời dùng các thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa như khoai lang, chuối, cà rốt,...

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc bổ sung sắt trong thai kỳ, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

45.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan