Biến chứng nguy hiểm của bệnh ho gà ở trẻ em

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Diễm Thúy - Bác sĩ tư vấn vắc-xin - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Bệnh ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm ở trẻ em. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp, co giật, viêm não, lồng ruột,...và có thể dẫn tới tử vong.

1.Bệnh ho gà lây lan như thế nào ?

Tác nhân chính gây bệnh ho gà là vi khuẩn Bordetella pertussis. Vi khuẩn này xâm nhập vào đường hô hấp trên, cư trú và phát triển ở lông mao biểu mô của đường thanh quản, khí quản, sau đó tiết ra độc tố Pertussis toxin.

Bệnh ho gà có khả năng lây nhiễm cao, nhất là đối với những trẻ sinh hoạt trong cùng một không gian khép kín như trong nhà, trường học. Bệnh lây nhiễm mạnh nhất trong thời gian 2 tuần đầu kể từ khi khởi phát bệnh và lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ niêm mạc mũi, họng của người bệnh khi ho, hắt hơi. Bệnh có khả năng lây lan cao ... Tuy nhiên, sau 5 ngày điều trị bằng kháng sinh phù hợp, bệnh nhân có thể không gây lây nhiễm nữa.

2. Biến chứng nguy hiểm của bệnh ho gà

bien-chung-benh-ho-ga-o-tre-1
Bệnh nhân bị ho gà lâu ngày có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh nhân bị ho gà lâu ngày có thể dẫn tới nhiều biến chứng như suy hô hấp, viêm phổi, thiếu oxy não, viêm não, xuất huyết kết mạc, thậm chí là dẫn tới ngừng thở và gây tử vong nếu không phát hiện và điều trị sớm, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Biến chứng thần kinh: Co giật thường gặp ở trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh, liệt nửa người, liệt chi và mất ngôn ngữ do xuất huyết hoặc xung huyết não. Đây là các là một biến chứng hiếm gặp nhưng rất nặng của bệnh ho gà, tỷ lệ di chứng và tử vong khá cao

Ngoài ra, bệnh ho gà có thể gây biến chứng như loét hãm lưỡi, vỡ phế nang, thoát vị rốn, bẹn, sa trực tràng, lồng ruột, tràn khí màng phổi, bầm tím dưới mí mắt, và nguy hiểm nhất là chảy máu nội sọ.

3. Phòng bệnh ho gà như thế nào ?

Biện pháp phòng bệnh ho gà hiệu quả nhất là cho trẻ tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch. Tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà có thể mang lại hiệu quả cao, lên tới 90%. Hiện nay trên thị trường có loại vắc xin ho gà đơn hoặc vắc xin hỗn hợp 5 trong 1 ( phòng các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, Haemophilus influenzae tuýp B) được dùng cho trẻ theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng

  • Cách ly người bệnh: phải cách ly trẻ, cho trẻ tránh xa những người có dấu hiệu bị bệnh ho gà. Nếu trong gia đình có người bị ho gà thì cần phải điều trị dứt điểm, các thành viên khác cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần người bệnh và có hướng điều trị phù hợp.
  • Các thành viên trong gia đình phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi và giữ vệ sinh thân thể cho trẻ hàng ngày
  • Vệ sinh môi trường xung quanh, đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
bien-chung-benh-ho-ga-o-tre-2
Tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà có thể mang lại hiệu quả cao, lên tới 90%

4. Điều trị bệnh ho gà

Đối với trẻ bị ho gà nhẹ, phụ huynh có thể tự chăm sóc tại nhà dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Ba mẹ cần tuân thủ hướng dẫn của y bác sĩ gồm: cho trẻ nghỉ ngơi, cách ly trẻ bệnh, vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ, làm thông thoáng đường thở và cho trẻ dùng đúng thuốc theo đơn bác sĩ. Nhưng khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu như: ho kéo dài, trong cơn ho trẻ bị tím tái, nôn nhiều, ăn kém, quấy khóc nhiều,...cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để kịp thời khám và điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan