Biến chứng của đa ối - Cách chẩn đoán và xử lý đa ối

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Hồng Liên - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Nước ối có vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Tùy vào mỗi giai đoạn cụ thể của thai kỳ mà lượng nước ối có thể tăng giảm khác nhau. Nếu nước ối trong bụng mẹ quá nhiều dẫn đến đa ối sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

1. Đa ối là gì?

Khoảng 20 ngày sau khi thụ thai, nước ối sẽ bắt đầu được hình thành. Nước ối chứa các chất dinh dưỡng, có vai trò hỗ trợ cho sự phát triển của các chi, phổi, và cơ quan tiêu hóa của trẻ. Ngoài ra, nước ối cũng giúp bao bọc, giữ cho thai nhi luôn duy trì được thân nhiệt ổn định, tránh những chấn thương khi ở trong bụng mẹ.

Đến tuần thứ 37 của thai kỳ, lượng nước ối có thể tăng lên khoảng 1 lít. Đến tuần thứ 40, lượng nước ối sẽ giảm xuống khoảng 0,5 lít. Trẻ sẽ thường xuyên nuốt nước ối sau đó thải ra ngoài dưới dạng nước tiểu. Việc này giúp kiểm soát lượng nước ối trong cơ thể. Nếu thể tích nước ối tăng nhanh, sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, nặng nề. Đây được gọi là tình trạng đa ối.

Đa ối thường xảy ra khi lượng nước ối tăng lên 2 lít hoặc nhiều hơn thế. Thậm chí nhiều trường hợp, lượng nước ối có thể tăng gấp 3 lần so với bình thường.

Tình trạng đa ối chỉ xuất hiện trong khoảng 1% suốt thai kỳ. Để xác định có bị đa ối hay không, thai phụ cần tiến hành siêu âm. Nếu chỉ số nước ối qua siêu âm vượt quá 25 cm đồng nghĩa với việc bạn bị đa ối.

2. Cách chẩn đoán tình trạng đa ối

Đa ối được chia thành 2 dạng là đa ối cấp và đa ối mạn với những triệu chứng cụ thể như:

2.1. Đa ối cấp tính

Đa ối cấp thường diễn ra ở tuần thứ 16 - 20 của thai kỳ và kéo dài trong khoảng vài giờ đồng hồ. Đa ối cấp gây ra những triệu chứng trầm trọng hoặc gây chuyển dạ trước tuần 28. Nước ối tăng nhanh khiến tử cung bị to ra, chèn ép lên cơ hoành. Tùy thuộc vào mức độ đa ối mà thai phụ có thể xuất hiện những triệu chứng như:

  • Bụng căng cứng, to nhanh.
  • Tử cung bị căng cứng, đau.
  • Không sờ được các bộ phận của thai hoặc có dấu hiệu cục đá nổi.
  • Khó nghe tim thai.
  • Cổ tử cung mở, đầu ối căng, phần dưới của âm đạo bị căng phồng.
  • Giãn tĩnh mạch, phù chi dưới do bị tĩnh mạch chủ chèn ép.
  • Khó thở, suy hô hấp.
Biến chứng của đa ối - Cách chẩn đoán và xử lý đa ối
Đa ối cấp có thể gây chuyển dạ sớm

2.2. Đa ối mạn tính

Đa ối mạn chiếm đến 95% các trường hợp bị đa ối và thường diễn ra ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Do các triệu chứng không quá trầm trọng và nguy hiểm nên thai phụ không bị đau nhiều như khi bị đa ối cấp.

Thông thường, ở 3 tháng cuối của thai kỳ, bạn sẽ thấy bị căng bụng, nặng bụng, khó thở, tim đạo nhanh. Tiến hành thăm khám sẽ thấy những triệu chứng như:

  • Tử cung lớn hơn so với độ tuổi thai.
  • Xuất hiện dấu hiệu sóng vỗ.
  • Có dấu hiệu cục đá nổi, khó xác định các cực của thai nhi.
  • Đoạn dưới âm đạo bị căng phồng.

3. Những biến chứng nguy hiểm của đa ối

Đa ối nếu xuất hiện sớm và lượng nước ối tăng nhanh thì nguy cơ xảy ra biến chứng là rất lớn. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi mẹ bầu bị đa ối:

  • Vỡ màng ối sớm do lượng nước ối trong tử cung quá cao.
  • Trẻ sinh ngôi mông, khó sinh.
  • Bong nhau thai.
  • Sa dây rốn.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của khung xương và sự tăng trưởng của thai.
  • Dễ gặp rủi ro khi sinh thường, dễ bị nhiễm trùng hậu sản.
  • Bé sinh non nên các bộ phận chưa phát triển hoàn thiện.
  • Nguy cơ bị chảy máu, băng huyết sau sinh cao hơn do tử cung bị chèn ép bởi lượng nước ối lớn và không thể co lại hoàn toàn như bình thường.
  • Thai chết lưu.

4. Nhiều nước ối khi mang thai phải làm sao?

Hầu hết các trường hợp đa ối dạng nhẹ đến trung bình sẽ không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, rất nhiều chị em vẫn không biết nước ối nhiều phải làm sao?

Trường hợp bị đa ối nặng, xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm như: khó thở, tức ngực, bụng to nhanh... bạn cần nhập viện để theo dõi liên tục. Nếu lượng chất lỏng tăng quá nhanh thai phụ cần tiến hành chọc ối để giảm bớt nước ối. Tuy nhiên, thủ thuật này có thể dẫn đến những tai biến như vỡ ối, nhiễm trùng ối, bong nhau thai...

Trường hợp bị đa ối nặng, xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm như: khó thở, tức ngực, bụng to nhanh...bạn cần nhập viện để theo dõi liên tục. Nếu lượng chất lỏng tăng quá nhanh thai phụ cần tiến hành chọc ối để giảm bớt nước ối. Tuy nhiên, thủ thuật này có thể dẫn đến những tai biến như vỡ ối, nhiễm trùng ối, bong nhau thai...

Khám thai định kỳ tại Vinmec
Khám thai định kỳ giúp theo dõi tình trạng nước ối trong cơ thể
  • Đa ối trong 3 tháng giữa

Nếu bị đa nước ối trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, bác sĩ sẽ siêu âm nhằm khảo sát hình thái học thai nhi chuyên sâu để tìm ra các dị tật bẩm sinh ở trẻ. Ngoài ra, thai phụ cũng cần theo dõi và khám thai tiền sản đúng theo lịch hẹn của bác sĩ.

  • Đa ối trong 3 tháng cuối

Nếu bị đa ối trong giai đoạn 3 tháng cuối, bác sĩ sẽ kiểm tra biểu đồ tăng trưởng của thai. Tùy theo kết quả xét nghiệm mà bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cho thai nhi. Một số trường hợp, thai phụ sẽ được chỉ định dùng thuốc trưởng thành phổi để tránh nguy cơ sinh non. Nếu các triệu chứng đa ối cấp ảnh hưởng tính mạng bác sĩ sẽ tiến hành hút bớt dịch ối. Ngoài ra, để tránh bị dư nước ối, thai phụ cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và chú ý nghỉ ngơi trong suốt thai kỳ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

17.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan