Bệnh zona thần kinh lây như thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Ngọc Phương Hòa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Bệnh zona là một tình trạng gây ra bởi virus varicella-zoster - cùng loại virus gây bệnh thủy đậu. Bệnh zona không phải là bệnh truyền nhiễm, tuy nhiên, virut varicella-zoster (VZV) rất dễ lây lan và nếu bạn bị bệnh zona, bạn có thể truyền virus cho người khác.

1. Các triệu chứng khi bị bệnh zona

Triệu chứng chính của bệnh zona là xuất hiện phát ban trên cơ thể như:

  • Eo, lưng hoặc ngực
  • Tai, mắt, miệng
  • Các cơ quan nội tạng, chẳng hạn như các cơ quan trong hệ tiêu hóa hoặc động mạch trong não.

Mụn nước xuất hiện khi phát ban. Sau 7 đến 10 ngày, các mụn nước bắt đầu khô. Các triệu chứng thường biến mất sau 2 - 4 tuần.

Một số biểu hiện của phát ban bao gồm:

  • Các mảng đỏ
  • Bóng nước đầy dịch và dễ vỡ
  • Phát ban khu trú xung quanh từ cột sống đến thân
  • Phát ban trên ngực, mặt và tai,...
  • Ngứa.

Một số dấu hiệu và triệu chứng ngoài phát ban như:

  • Đau cơ
  • Ớn lạnh
  • Tê và ngứa ran
  • Cảm giác ngứa và rát, đặc biệt là khi phát ban
  • Đau đớn
  • Sưng hạch, một dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn đang chống lại virus.
Hạch sưng đau có nguy hiểm?
Sưng hạch là một trong các triệu chứng khi bị bệnh zona

Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh zona bên trong (zona nội bộ) dựa trên bộ phận nào của cơ thể bị ảnh hưởng nhiều nhất. Các bộ phận có thể bị ảnh hưởng bao gồm mắt, hệ thần kinh, phổi, gan và não. Khi bệnh zona ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, đó là một biến chứng nghiêm trọng cần đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

2. Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh

Virus varicella zoster (VZV) là nguyên nhân gây bệnh zona. Đó là cùng một loại virus gây bệnh thủy đậu. Sau khi bị thủy đậu, virus sau đó có thể xâm nhập vào trong cơ thể và hoạt động trong một số dây thần kinh và mô của hệ thần kinh. Sau này, virus có thể kích hoạt lại và xuất hiện dưới dạng bệnh zona. Bệnh zona thường xuất hiện trên da dọc theo đường thần kinh nơi trước đây nó không hoạt động. Nếu sự tái hoạt động của virus trở nên nghiêm trọng, nó có thể ảnh hưởng đến không chỉ da mà cả các cơ quan khác. Đây là những gì được gọi là bệnh zona hệ thống hoặc nội bộ.

3. Bệnh Zona thần kinh có lây không?

Như đã nhắc đến ở trên, zona thần kinh không phải là bệnh truyền nhiễm vì vậy nó không thể lây bệnh. Tuy nhiên, virut varicella-zoster - nguyên nhân gây bệnh zona rất dễ lây lan và nếu bạn bị bệnh zona, bạn có thể truyền virus cho người khác, sau đó có thể khiến họ mắc bệnh thủy đậu. Nhất là đối với những ai chưa từng bị thủy đậu hoặc chưa được tiêm chủng ngừa thủy đậu thì nên tránh tiếp xúc với người bị zona bởi rất có thể sẽ bị lây nếu sức đề kháng kém.

Bất cứ ai đã từng bị thủy đậu đều có thể bị bệnh zona; thậm chí trẻ em cũng có thể bị zona. Bệnh zona không thể truyền từ người này sang người khác.

4. Bệnh zona thần kinh lây như thế nào?

Một người mắc bệnh zona thường có thể truyền virus varicella-zoster sang một người chưa bao giờ bị thủy đậu.

Bệnh zona ngoài da gây ra vết mụn nước bị vỡ và virus varicella-zoster có thể lây lan qua tiếp xúc với mụn nước zona. Nếu bạn chưa bị thủy đậu, bạn có thể bị nhiễm virus varicella-zoster khi tiếp xúc với mụn nước zona của người khác. Điều này có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh thủy đậu.

Vi-rút không lây lan sau khi các mụn nước khô và thành vảy. Một khi mụn nước đóng vảy, chúng không còn truyền nhiễm. Virus cũng không lây lan khi các mụn nước được che chắn tốt.

Bạn không thể bị bệnh zona khi tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết mũi của người bị bệnh zona, trừ những trường hợp hiếm gặp. Điều đó có nghĩa là bạn thường không thể bị bệnh zona nếu ai đó bị ho hoặc hắt hơi vào bạn.

VZV từ một người bị bệnh zona ít lây truyền hơn virus từ người bị thủy đậu. Nguy cơ lây lan virus là khá thấp.

Virus Herpes zoster gây ra bệnh zona thần kinh
Virus varicella-zoster gây bệnh Zona

Để ngăn ngừa tình trạng lây lan VZV cho người khác, cần lưu ý một số điều sau:

  • Che vết phát ban.
  • Tránh chạm hoặc gãi vào phát ban
  • Rửa tay thường xuyên
  • Tránh tiếp xúc với những người sau đây nếu bạn bị zona:
  • Phụ nữ mang thai chưa bao giờ bị thủy đậu hoặc vắc-xin thủy đậu;
  • Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân
  • Những người có hệ thống miễn dịch yếu, chẳng hạn như những người dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc trải qua hóa trị liệu, người nhận ghép tạng và những người bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV).

5. Biến chứng của bệnh zona thần kinh

Ngoài phát ban và các triệu chứng của nhiễm virus, bệnh zona có thể dẫn đến các biến chứng, một số trong đó có thể nghiêm trọng, kéo dài. Chúng bao gồm:

  • Mất thị lực, nếu bệnh zona xảy ra trong hoặc gần mắt
  • Vấn đề thính giác và thăng bằng nếu bệnh zona xuất hiện trong hoặc xung quanh tai
  • Yếu cơ
  • Liệt mặt
  • Viêm phổi
  • Viêm não

Một biến chứng khác là đau dây thần kinh postherpetic (PHN), ảnh hưởng đến 10 -18 % tỷ lệ những người đã bị bệnh zona.

Bệnh zona đi dọc theo một con đường thần kinh, gây đau đớn và cảm giác kỳ lạ. Da của bạn có thể bị râm ran hoặc cảm thấy như bị bỏng rát trước khi các mụn nước xuất hiện. Ngứa và nhạy cảm khi chạm cũng là triệu chứng của bệnh zona.

Đau zona khác nhau về mức độ nghiêm trọng và có thể khó điều trị bằng thuốc giảm đau không kê đơn. Bác sĩ có thể kê toa thuốc chống trầm cảm hoặc steroid. Hai loại thuốc này có thể làm giảm đau thần kinh thành công ở một số người.

Một người bị PHN sẽ bị đau kéo dài ở vùng phát ban sau khi hết. Cơn đau có thể nghiêm trọng, và nó có thể kéo dài trong vài năm.

Giời leo - zonan
Đau dây thần kinh postherpetic (PHN) là biến chứng của bệnh zona

6. Phòng ngừa bệnh zona thần kinh

Một cách để ngăn ngừa bệnh zona là tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh zona khi cơ thể họ vẫn còn những vết mụn nước.

Nếu một người bị thủy đậu, họ thường chỉ bị một lần. Điều này cũng đúng với bệnh zona. Nếu đã từng mắc bệnh, họ có khả năng mắc lại.

Tiêm chủng ngừa bệnh giúp: Bảo vệ mọi người khỏi thủy đậu và do đó cũng tránh được bệnh zona; Bảo vệ mọi người khỏi bệnh zona khi họ đã bị thủy đậu hoặc bệnh zona.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyên trẻ em nên tiêm phòng thủy đậu với hai liều: Liều đầu tiên lúc trẻ 12 tháng tuổi; Liều thứ hai lúc 4 -6 tuổi

  • Thanh thiếu niên và người lớn từ 13 tuổi trở lên chưa bao giờ bị thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc-xin, nên tiêm ít nhất hai liều vắc-xin thủy đậu.
  • Một số người không nên tiêm vắc-xin thủy đậu, bao gồm phụ nữ mang thai và những người hiện đang bị bệnh vừa hoặc nặng.
  • Một số người không nên tiêm vắc-xin, bao gồm phụ nữ mang thai hoặc cho con bú và những người hiện đang bị zona.

Bên cạnh tiêm chủng, một số cách khác có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh zona thần kinh, bao gồm:

  • Ngủ đủ giấc;
  • Không hút thuốc;
  • Được bác sĩ kiểm tra thường xuyên nếu cơ thể bạn xuất hiện các triệu chứng bệnh;
  • Tuân thủ nghiêm ngặt chế độ điều trị của bạn, nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh zona.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán bệnh Zona

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Medicalnewstoday.com; Cdc.gov; Healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

314.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan