Bệnh vảy nến khó trị dứt điểm

Bài viết được tư vấn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Thu Hằng - Bác sĩ Da Liễu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, thường khởi phát nhiều nhất trong khoảng từ 15 - 30 tuổi, nam và nữ đều mắc bệnh như nhau. Tuy nhiên, có rất ít người biết được bệnh vảy nến khó trị dứt điểm, chữa bệnh vảy nến chủ yếu là điều trị triệu chứng.

1. Bệnh vảy nến có ngứa không?

Vảy nến thường biểu hiện dưới dạng những mảng da màu đỏ, tróc vảy ở bề mặt, giới hạn rất rõ với vùng da xung quanh. Vị trí bất kỳ trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là da đầu, cùi chỏ, đầu gối.

Người mắc bệnh vảy nến thường ít bị ngứa, tuy nhiên một số hiếm trường hợp có thể xuất hiện ngứa, châm chích, bỏng rát. Những trường hợp nặng có thể xuất hiện nhiều mụn mủ hoặc đỏ da toàn bộ cơ thể. Ngoài tổn thương da, một số người còn bị tổn thương móng với biểu hiện móng có nhiều vết lõm, đổi màu vàng nâu hoặc móng dày, hư toàn bộ móng.

2. Các dạng của bệnh vảy nến

Vảy nến có rất nhiều dạng nhưng vảy nến mảng là dạng thường gặp nhất

Bệnh vảy nến
Vảy nến mảng tương đối phổ biến

3. Chữa bệnh vảy nến như thế nào?

Có rất nhiều người thắc mắc không biết bệnh vảy nến có nguy hiểm không và cách chữa như thế nào? Thực tế, hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa bệnh vẩy nến dứt điểm. Mục tiêu chính của chữa trị là giảm viêm và kiểm soát tình trạng tăng sinh tế bào da, giúp người bệnh kéo dài thời gian ổn định của da cũng như ngăn ngừa và hạn chế tối đa các biến chứng. Do đó, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu cũng như cần biết những việc nên làm và không nên làm hàng ngày, giúp kiểm soát bệnh.

  • Chữa bệnh vảy nến tại chỗ

Sử dụng trong trường hợp vảy nến mức độ nhẹ hoặc trung bình, có thể đơn trị hoặc kết hợp với những phương pháp trị liệu khác. Có nhiều loại thuốc bôi tại chỗ được sử dụng trong điều trị vảy nến hiện nay nhưng đa số đề cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa gồm: corticosteroid, dẫn xuất vitamin D3, thuốc ức chế calcineurin, retinoid, anthralin và acid salicylic.

  • Chữa bệnh vảy nến toàn thân

Những thuốc này thường được chỉ định trong những trường hợp vảy nến nặng, cần được sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ, gồm: methotrexate, cyclosporine, retinoid, liệu pháp sinh học (biotherapy).

  • Quang trị liệu

Sử dụng tia sáng để chữa bệnh vảy nến như tia UVA, UVB, laser (Excimer). Các tia tử ngoại (UV) sẽ tấn công và phá hủy các DNA trong tế bào, qua đó phá hủy toàn bộ tế bào da tại vùng bị tăng sinh.

Kem bôi
Có thể dùng một số loại kem bôi corticoid theo chỉ dẫn của bác sĩ

4. Người bệnh vảy nến nên làm gì?

  • Sử dụng thuốc theo toa của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
  • Thông báo cho bác sĩ biết tất cả các thuốc đang sử dụng, kể cả thuốc không kê toa.
  • Giữ vệ sinh da thật tốt.
  • Tránh làm tổn thương da và làm khô da.
  • Kiểm tra sang thương da mỗi ngày để phát hiện tình trạng nhiễm trùng.
  • Tránh cảm xúc lo lắng, giận dữ, xúc động mạnh.
  • Không hút thuốc và uống rượu bia.
  • Nên phơi nắng mỗi ngày khoảng 15 - 30 phút (trừ trường hợp bệnh vảy nến nhạy cảm ánh sáng).
  • Tái khám đúng hẹn.
  • Không tự ý thoa thuốc có chứa corticosteroid mà không có ý kiến của bác sĩ.
  • Không tự ý ngưng hay thay đổi thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

59.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan