Mất ngủ buồn nôn là bệnh gì và có điều trị được không?

Hỏi

Chào bác sĩ, Tôi 28 tuổi Thời gian gần đây do áp lực công việc nên tôi hay bị mất ngủ, hai hôm nay có hiện tượng buồn nôn. Dù mắt muốn ngủ nhưng không thể đi vào giấc ngủ, kèm cảm giác buồn nôn và nôn. Chỉ cần một động tác nhỏ như ho, nuốt nước bọt...là lại nôn. Bác sĩ có thể cho biết mất ngủ buồn nôn là bệnh gì và có thể chữa được không? Tôi đã đi nội soi dạ dày đại tràng kết quả âm tính. Tôi cũng chưa có gia đình nên cũng không phải có em bé.

Trần Linh Chi ( 28 tuổi )

Trả lời

Chào bạn! Mất ngủ buồn nôn không chỉ ảnh hưởng thể trạng người bệnh mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống nếu hiện tượng này kéo dài. Theo bạn miêu tả, hiện tượng mất ngủ buồn nôn có thể do các nguyên nhân sau:

  • Do bệnh lý đa khoa: bệnh khớp, tim mạch, huyết áp, dạ dày...
  • Do bệnh lý tâm thần: trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lo âu, sa sút trí tuệ...
  • Do suy giảm nội tiết tố trong cơ thể cũng có thể gây ra hiện tượng ngủ không sâu giấc.

Để ngăn ngừa mất ngủ buồn nôn, trước tiên cần điều trị triệt để những bệnh lý đang mắc phải. Ngoài ra, cũng cần tạo dựng các thói quen giúp dễ ngủ và có giấc ngủ sâu. Bạn có thể tham khảo những phương pháp sau:

  • Tập đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Ban ngày, chỉ nên chợp mắt 15-30 phút vào buổi trưa, không nên ngủ ngày vì sẽ làm cho bạn khó ngủ ban đêm.
  • Không nên ăn tối quá no sẽ dẫn đến hiện tượng mất ngủ buồn nôn.
  • Tránh uống rượu, cà phê, hút thuốc lá vào buổi tối. Caffein trong cà phê và nicotin trong thuốc lá là chất kích thích làm khó ngủ. Rượu làm bạn thức giấc nửa đêm và giảm chất lượng giấc ngủ.
  • Tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày. Tránh tập gần lúc ngủ vì có thể kích thích làm khó ngủ. Nên tập xong 3-4 giờ trước khi ngủ.
  • Sắp xếp phòng ngủ cho thoải mái, đủ tối, yên tĩnh, không quá nóng hay quá lạnh.
  • Không làm việc trong giường/phòng ngủ.
  • Nếu không ngủ được hay không buồn ngủ, hãy ngồi dậy đọc hay làm điều gì đó (không quá kích động) cho đến khi thấy buồn ngủ.
  • Nếu có nhiều việc phải lo, hãy viết ra thành một danh sách các việc cần làm rồi đi ngủ lại.

Nếu tình trạng mất ngủ buồn nôn kéo dài, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị chính xác.

Ths. Bs Nguyễn Thành Long - Chuyên gia tư vấn Tâm lý - Phòng khám Tâm lý, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

37.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • cây thạch xương bồ
    Thạch xương bồ có tác dụng gì?

    Tác dụng của thạch xương bồ trong Y Học Cổ Truyền giúp hòa vị, linh thần, hóa thấp, trục đờm, tuyên khí. Bài viết này sẽ cung cấp thêm các thông tin về thạch xương bồ có tác dụng gì, ...

    Đọc thêm
  • công dụng của cây nữ lang
    Công dụng của cây nữ lang

    Cây nữ lang từ lâu đã được sử dụng như một vị thuốc dùng để điều trị bệnh hiệu quả. Cụ thể hơn, cây nữ lang bắt đầu được biết đến từ thế kỷ thứ 2 và trở nên phổ ...

    Đọc thêm
  • lopassi
    Công dụng thuốc Lopassi

    Lopassi là thuốc bào chế từ thảo dược có tác dụng dưỡng tâm an thần dùng điều trị trong các trường hợp mất ngủ, suy nhược thần kinh hồi hộp trống ngực. Người bệnh hãy cùng tìm hiểu về Lopassi ...

    Đọc thêm
  • đa ký giấc ngủ
    Đo đa ký giấc ngủ được chỉ định khi nào?

    Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của con người. Cuộc sống của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nếu mắc phải các rối loạn về giấc ngủ. Vì vậy, bệnh ...

    Đọc thêm
  • giấc ngủ không sâu
    Ngủ kém ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc

    Khi một lịch trình làm việc dày đặc và căng thẳng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Tương tự, nếu người lao động có giấc ngủ không sâu thì sự hài lòng trong công việc cũng bị giảm sút. ...

    Đọc thêm