Corticoid có trong những loại thuốc nào? Cách nhận biết

Nhóm Corticoid là nhóm thuốc có tác dụng chống dị ứng, chống viêm và ức chế miễn dịch, được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Việc sử dụng loại thuốc Corticoid hợp lý sẽ đem lại hiệu quả điều trị bệnh cao nhưng nếu không biết cách sử dụng hoặc sử dụng không đúng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Nhóm thuốc Corticoid có tác dụng như thế nào?

Nhóm Corticoid là thuốc có tác dụng chống viêm dị ứng, đồng thời ức chế miễn dịch, theo đó nhóm thuốc này được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, ví dụ như: bệnh vảy nến, chàm và các bệnh viêm da dị ứng; sốc phản vệ hay mề đay...; hen phế quảntắc phổi nghẽn mạn tính; hội chứng thận hư nguyên phát...; viêm đa khớpthấp khớp. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn có tác dụng điều trị một số bệnh lý về tiêu hóa, mắt, huyết học, bệnh ác tính...hoặc theo sự chỉ định sử dụng điều trị của bác sĩ kê đơn.

Bất kì một loại thuốc nào trước khi sử dụng cũng cần có sự chỉ định tư vấn từ các bác sĩ và các dược sĩ có chuyên môn chỉ định, bởi sử dụng thuốc đúng cách hợp lý mới đem lại kết quả điều trị cao, không gây ra các tác dụng phụ, nhóm thuốc Corticoid cũng như vậy. Bạn nên sử dụng thuốc Corticoid theo đúng bệnh, đúng liều lượng cũng như thời gian sử dụng thuốc.

Đau khớp trẻ nhỏ, trẻ đau khớp tay
Nhóm thuốc Corticoid có tác dụng trên người bệnh có bệnh lý viêm đa khớp

Để biết loại thuốc đang sử dụng có chứa corticoid hay không thì cách tốt nhất là người sử dụng cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, xem mục các thành phần của thuốc, điều này sẽ giúp bạn biết được thành phần đầy đủ của thuốc hoặc hỏi những người tư vấn có chuyên môn.

2. Nhóm corticoid có trong những loại thuốc nào?


Nhóm thuốc chứa corticoid là thuốc có chứa các thành phần sau đây: hydrocortisone, prednisolone, methylprednisolone, prednisone, fluocinolone, triamcinolone, fluticasone; beclomethasone, betamethasone, dexamethasone...

Để dễ dàng nhận biết hơn bạn có thể dựa vào kí hiệu để biết nhóm thuốc có chứa corticoid:

Thông thường các nhóm thuốc corticoid thường có đuôi “sone” (“son”) hoặc “olone” (“olon”). Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ, ví dụ: budesonide, do đó để chắc chắn việc bạn sử dụng thuốc thì trước khi sử dụng cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng cả về thành phần, công dụng, cách sử dụng, thời hạn sử dụng và chỉ sử dụng nhóm thuốc corticoid khi có sự chỉ định từ bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn.

prednisolone
Thuốc prednisolone thuộc nhóm corticoid

3. Danh mục thuốc Corticoid trên thị trường hiện nay


Danh mục thuốc Corticoid trên thị trường hiện nay, gồm có:

  • Thuốc medrol chứa thành phần methylprednisolone,
  • Thuốc fucicort chứa thành phần betamethasone,
  • Thuốc điều trị bệnh hen symbicort chứa thành phần budesonide,
  • Thuốc flucinar chứa thành phần fluocinolone,
  • Thuốc nhỏ mắt polydexa chứa thành phần dexamethasone...

Việc nhận biết thành phần corticoid có trong thuốc cũng như các danh mục các loại thuốc có chứa corticoid có thể giúp người bệnh sử dụng đúng liều lượng, đúng mục đích điều trị, hạn chế tối đa biến chứng cũng như tình trạng tương tác thuốc nguy hiểm có thể xảy ra.

4. Nên sử dụng thuốc chứa corticoid như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?

Nếu bạn sử dụng nhóm thuốc này để ngăn ngừa triệu chứng buồn nôn đau dạ dày không thấy thuyên giảm thì bạn nên đến gặp bác sĩ để có sự tư vấn tốt nhất. Theo đó các vấn đề về bệnh dạ dày có thể xảy ra nếu bạn sử dụng các loại đồ uống có cồn, vì thế khi sử dụng thuốc corticoid bạn nên hạn chế sử dụng đồ uống có cồn để thuốc phát huy tác dụng điều trị tốt nhất.

Nếu sử dụng thuốc dạng viên nén budesonid phóng thích kéo dài thì bạn nên nuốt toàn bộ nang, không bị vỡ, nghiền nát hoặc nhai. Bạn nên sử dụng thuốc theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ, không nên quá lạm dụng hoặc bỏ liều thuốc, bởi điều này có thể làm gây ra các tác dụng phụ.

Người bệnh có thể sử dụng thuốc corticoid kèm hoặc không kèm với thức ăn. Tuy nhiên, bạn có thể dùng thuốc kèm với thức ăn để giảm tình trạng kích ứng dạ dày, tốt cho hệ tiêu hóa.

Dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc tại Nhà thuốc Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec
Người bệnh cần được tư vấn dùng thuốc có chứa corticoid giúp đạt hiệu quả cao nhất

5. Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc corticoid

Thuốc corticoid có thể để lại một số các tác dụng phụ như giảm khả năng đề kháng với nhiễm trùng. Do đó khi xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng, đau họng ho sốt, người mệt mỏi, hắt hơi hoặc ho thì bạn cần báo ngay với bác sĩ điều trị để họ đưa ra lời khuyên tốt nhất. Tuy nhiên trong một số trường hợp thuốc corticoid có thể gây ra các tác dụng phụ khác, vì thế để hạn chế tối đa các tác dụng phụ bạn nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, liều lượng, thời gian sử dụng.

Để việc sử dụng thuốc, nhóm thuốc corticoid đem lại hiệu quả điều trị cao thì bạn nên thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh của mình, ví dụ bạn có đang mang bầu, cho con bú hay dị ứng với các thành phần của thuốc hay không hoặc có đang sử dụng một loại thuốc nào không để tránh trường hợp tương tác thuốc khi sử dụng. Bởi hiện nay đã có nhiều nghiên cứu cho thấy, thuốc corticoid có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ.

Ngoài ra, để thuốc corticoid còn nguyên dược tính điều trị bệnh, tránh bị biến chất hay mất tác dụng thuốc thì bạn nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Bạn cũng không nên bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bởi mỗi loại thuốc có một phương pháp bảo quản khác nhau nên bạn cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng hoặc làm theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ.

Ngưng uống thuốc trị viêm tai giữa cấp 2 tuần thì bây giờ uống còn hiệu quả?
Người bệnh chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ điều trị

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ, dược sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

479.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan